Tuyệt chiêu cải vận thần kỳ (P3)
Thứ tư chọn Dần Mộc.
Mật mã thứ tư của Mộc là Dần, chữ Dần có rất nhiều Giáp Mộc, Mậu Thổ và Bính Hỏa. Nó là mật mã Mộc Hỏa đều vượng, trong đó cũng bao gồm cả Thổ.
Chữ này đại diện cho những người mệnh thiếu Mộc sinh vào mùa đông.
Trong Bát tự, Dần Thân Tỵ Hợi đều có đặc tính giống nhau, chính là Thân là trường sinh của Thủy, Tỵ là trường sinh của Kim, Hợi là trường sinh của Mộc, còn Dần là trường sinh của Hỏa.
Dần Mộc là Mộc, song nó cũng có Hỏa tính. Đặc điểm của chữ này là khi nó gặp Hợi, nó sẽ biến thành Mộc ; khi nó gặp Tuất và Ngọ nó sẽ biến thành Hỏa, song nó sẽ chỉ biến thành Mộc Hỏa mà không thể biến thành Ngũ hành khác.
Chữ này có cái hay là, sau khi gặp Mão Thìn, thì nó sẽ biến thành Tam hội Mộc cục.
Ngoài việc sử dùng tam hợp Mộc cục Hợi Mão Mùi như đã nói ở trên để tiếp nạp Mộc, mọi người cũng có thể tìm ra ba phương vị Dần Thìn Mão trên la bàn sau đó bày Hổ, Rồng, Thỏ ở ba phương vị này, cũng sẽ có được Mộc.
Mộc cục naỳ rất mạnh, so với tam hợp Mộc cục vừa nói ở trên thì tam hội Mộc cục mạnh hơn rất nhiều, bởi lẽ sau khi Dần Thìn Mão hội hợp sẽ sinh ra một hướng, hướng đó chính là Đông, trong khi Mộc cục tam hợp không thể sinh ra hướng nào.
Bởi vậy, Hổ, rồng và thỏ gặp nhau thì sẽ có rất nhiều Mộc. Mọi người có thể ăn thịt thỏ , thịt mèo, nhưng làm sao có thể ăn thịt rồng? THịt rồng chính là thịt cá sấu, bởi lẽ cá sấu được coi là biến thể của Rồng.
Trên đây đều là huyền cơ vô cùng quý báu của Bát tự học, là thành quả trí tụê tích lũy hàng nghìn qua của người xưa.
Tags: Tuyệt chiêu cải vận thần kỳ (P3)