Chọn giống cây trồng theo phong thủy
Nguyên tắc trồng cây dựa theo khoa Phong Thủy rất đơn giản. Mỗi cây cần phải được chọn cẩn thận dựa trên các tính năng đặc biệt mà chúng ta muốn đưa vào. Ta cần phải chú ý đến màu sắc, kích cỡ và hình dáng của từng loại cây riêng biệt, đồng thời cũng phải quan tâm đến sự hài hòa giữa các loại cây khi trồng chúng chung với nhau.
Việc gieo trồng còn phải hòa lẫn với cấu trúc của khu vực xung quanh – trừ phi chủ đích của chúng ta là tạo ra sự tương phản rõ rệt. Có thể những ngôi nhà trong khu vực bạn đang sinh sống có hình thức thiết kế giống hệt nhau, được xây cất bên trong những khu vườn đã có ít nhiều thay đổi theo thời gian và thể hiện những sắc thái riêng biệt.
Và bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, vui sướng hơn khi hòa theo phong cách chung đã được mọi người chấp nhận ở đây, nhưng bạn phải nhớ rằng sự thay đổi, biến hóa là đặc điểm chính của Đạo Lão — căn nguyên hình thành nên khoa Phong Thủy — thành thử nếu muốn ứng dụng nguyên tắc Phong Thủy vào việc thiết kế vườn thì chúng ta phải sẵn sàng chấp nhận những biểu hiện mang tính riêng biệt, đặc thù, nếu không ý muốn của chúng ta sẽ không có tác dụng.
Khi trồng, cần phải xem xét đến nhiều yếu tố như loại đất, hướng, nhiệt độ và không gian. Chúng ta sẽ chỉ tốn công sức chăm sóc cho loại cây cần đất kiềm và thích hợp với hướng nam nhưng lại được mang trồng ở đất chua và nhìn về hướng bắc. Nếu được chọn lựa một cách khôn ngoan thì việc gieo trồng trong vườn sẽ không gặp nhiều khó khăn và thất vọng.
Lẽ dĩ nhiên, cây có nguồn gốc xuất xứ từ vùng đất nào sẽ phát triển tốt nhất trên vùng đất đó vì mọi điều kiện như khí hậu, thổ nhưỡng,… đều tối ưu đối với chúng.
Mùa
Quanh năm suốt tháng khu vườn luôn mang đến niềm hứng thú cho chúng ta và, quan trọng hơn, từ cửa sổ trong nhà nhìn ra, và từ mọi vị trí thuận lợi khác nhau trong vườn, chúng ta đều có thể quan sát được mọi thay đổi diễn ra của khu vườn vào mỗi mùa.
Và trong từng mùa, chúng ta cũng cần xem xét sao cho mỗi giai đoạn phát triển của cây trồng như hoa, lá, quả, và hạt, cũng nên được tượng trưng đầy đủ.
Cây
Cây thường được dùng để tạo sự hấp dẫn hơn cho một không gian nào đó, giúp che khuất những điểm không muốn để lộ ra và cũng để tạo sự cân bằng với những đặc điểm khác trong vườn. Vào thời phong kiến, ở Hồng Kông, cây được xem là có những năng lực đặc biệt.
Ngày nay chúng ta ý thức nhiều hơn về sự quan trọng của hệ thống sinh thái và biết rằng cây chính là lá phổi của hành tinh chúng ta.
Cây cần phải được trồng có chọn lọc để phản ánh một số triết lý sau:
• Cây cần mọc một cách tự nhiên vì vẻ đẹp của cây nằm ở hình thể thực của chúng.
• Một cây lẻ loi vẫn có thể được mọi người chiêm ngưỡng nhờ vào hình dáng, vỏ cây, lá và khi chúng nở hoa.
• Khi trồng thành từng cụm, số cây nên là số lẻ: ba hoặc năm cây.
• Những cây có nhánh đâm ngang như vân sam hoặc tùng bách nên trồng riêng một mình.
• Những cây có dáng thẳng tắp, như tre, trúc, không nên trồng bên cạnh các cây có nhánh mọc ngang.
• Cây có cành buông rủ và đong đưa, như liễu và bạch dương, đừng trồng chung với những cây rẻ nhánh ngang.
• Chỉ những cây có tán rộng, như cây sồi hoặc cây du (elm), rất thích hợp cho việc trồng đại trà.
• Những cây có hình dáng “không giống ai”, như cây thủy tùng (yew) và ngô đồng Pháp, nên trồng riêng ra.
Theo Nghệ thuật bài trí nhà cửa theo khoa học Phương đông.
Tags: cây trồng phù hợp theo tuổi, chọn giống cây trồng, chọn hướng làm nhà theo năm sinh, chọn hướng làm nhà theo tuổi, chọn năm làm nhà, chọn tuổi làm nhà, hướng làm nhà, khu vườn, khu vườn theo phong thủy, làm nhà theo phong thủy, phong thuy lam viec, phong thuy nha, phong thuy nha bep, phong thuy nha bep theo tuoi, phong thuy nha chung cu, phong thuy nha cua, phong thuy nha dat, phong thuy nha dep, phong thuy nha o, phong thuy nha ong, phong thuy nha tam, phong thuy nha theo tuoi, phong thuy nha ve sinh, phong thủy phòng ăn, phong thuy phong bep, phong thuy phong cuoi, phong thuy phong hoc, phong thuy phong khac, phong thuy phong ngu, phong thuy phong ngu vo chong, phong thuy phong tam, phong thủy phòng thờ