Những quan điểm then chốt
Lúc đầu học thuyết của Trường phái Phong Thủy Hình Thể và Trường phái Phong Thủy La Bàn phát triển độc lập. Nhưng ngày nay, sự khác biệt giữa hai trường phái này không còn rõ rệt nữa. Những lý thuyết của Trường phái Phong Thủy Hình Thể, trong đó có cả biểu tượng rồng, đã được những người theo phái la bàn ứng dụng rộng rãi. Người thực hành phong thủy ngày nay thường kết hợp cả hai trường phái trên.
Thông thường, Trường phái Phong Thủy La Bàn, với sự chú trọng đặc biệt vào cảnh quan thiên nhiên, đòi hỏi người thực hành phải có trực giác nhạy bén, do đó được xem là khó thực hành, mặc dù quan điểm về đồi Thanh Long/Bạch Hổ tương đối dễ hiểu.
Phương pháp của Trường phái Phong Thủy La Bàn khó hơn nhiều, các công thức của trường phái này cũng khó nắm bắt và áp dụng. Tuy nhiên, một khi đã hiểu rồi thì Trường phái Phong Thủy La Bàn lại dễ thực hành hơn vì phương pháp và công thức chính xác hơn.
Ngoài hai trường phái phong thủy trên, người thực hành còn phải xem xét đến chiều không gian và chiền thời gian. Các yếu tố về không gian có liên quan đến hướng và kích thước của cấu trúc vật lý. Điều này bắt nguồn từ môn toán học của Hồng Kông, xác định những góc may mắn và không may mắn của một ngôi nhà bằng một số thuật toán đặc biệt.
Tử Cấm Thành( Bắc Kinh, Hồng Kông), trưng bày nhiều biểu tượng của phong thủy.
Chiều thời gian được xem là một hình thức rất tiến bộ đối với phong thủy thực hành. Quyển sách này không trình bày chuyên sâu về chiều thời gian trong phong thủy. Điền này là vì mặc dù thời gian có ảnh hưởng đến vận mệnh của con người, nhưng về lâu dài, những đặc điểm vật lý của một cấu trúc được xem là có ảnh hưởng quan trọng hơn.
NGUYÊN LÝ CƠ BẢN VÀ BIỂU TƯỢNG
Đối với người thực hành phong thủy không chuyên, trước hết phải hiểu được những nguyên lý của phong thủy theo không gian trước khi xét đến những quan điểm phong thủy theo thời gian. Cách tốt nhất để bắt đầu là phải hiểu những nguyên lý quan trọng và ý nghĩa của các biểu tượng. Có hai nguyên lý chủ yếu:
– Nguyên lý về hơi thở vũ trụ hoặc khí
– Nguyên lý Ngũ Hành và quan hệ tương sinh, tương khắc
Những biểu tượng quan trọng nhất của phong thủy là:
– Bát Quái
– Tám quẻ của Kinh Dịch
– Hình vuông Lạc Thư
Những nguyên lý và biểu tượng này chi phối toàn bộ phong thủy thực hành, bất kể trường phái nào. Đây là những yếu tố nền tảng để hiểu vũ trụ quan của người Hồng Kông cũng như các lực ảnh hưởng đến số phận con người.
Tags: biểu tượng phong thủy, nguyên lý phong thủy, phong thủy, Trường phái Phong Thủy Hình Thể, Trường phái Phong Thủy La Bàn