Những kiêng kị phong thủy đối với chiếc bát gia chủ cần ghi nhớ
Người xưa đối với chén bát, vật dụng trên mâm cơm hàng ngày đều rất quý trọng, hơn nữa có rất nhiều kiêng kỵ. Dưới đây là những điều kiêng kỵ đã được đúc rút qua hàng ngàn năm, hy vọng sẽ hữu ích cho tất cả chúng ta.
Chiếc bát là vật dụng rất đỗi quen thuộc đối với người phương Đông, đặc biệt là người Việt Nam. Tuy nhiên, có những vấn đề liên quan đến phong thủy chiếc bát thì nhiều người vẫn chưa nắm rõ và coi trọng.
Phong thủy về chiếc bát và những kiêng kỵ cần biết.
Người xưa đối với chén bát, vật dụng trên mâm cơm hàng ngày đều rất quý trọng, hơn nữa có rất nhiều kiêng kỵ. Dưới đây là những điều kiêng kỵ đã được đúc rút qua hàng ngàn năm, hy vọng sẽ hữu ích cho tất cả chúng ta.
1. Không được tùy tiện vứt bát cũ
Khi chuyển nhà mới hoặc sắm sửa vật dụng sinh hoạt mới, nhiều người thường tiện tay vứt bỏ những chiếc bát cũ đã sứt mẻ. Đây chính là một thói quen “phá tài” điển hình, khiến gia chủ gặp trắc trở về đường tài vận, tình duyên, sức khỏe.
Bất luận là mới hay cũ, chiếc bát đều tượng trưng cho “công ăn việc làm” của gia chủ. Nếu đem chiếc bát vứt đi, chẳng khác nào bạn tự hất bỏ “chén cơm” của mình.
2. Bát không dùng nữa có thể đem cho
Bát cũ không thể vứt bỏ một cách tùy tiện, vậy nên xử lý thế nào?
Các chuyên gia phong thủy Trung Quốc cho rằng, đối với những chiếc bát vẫn còn dùng được, bạn nên cho hoặc tặng người khác, chỉ riêng bát chúc thọ là không thể tùy tiện đem cho.
Nếu là bạn thân, bạn tốt, việc tặng bát còn có thể kéo dài tình hữu hảo, tăng thêm sự thân thiết, gắn bó.
Đối với những chiếc bát đã sứt mẻ đến nỗi không dùng được, bạn cũng có thể vứt đi, nhưng cần lưu ý phải bọc bát bằng vải đỏ rồi mới đem vứt.
3. Không nên dùng bát bị sứt, mẻ, nứt ăn cơm
Xét về mặt tiết kiệm và công năng sử dụng, bát bị sứt mẻ không quá lớn vẫn có thể tiếp tục dùng. Hầu hết bát ăn trong các gia đình đều bị sứt, mẻ hoặc rạn nứt khi sử dụng.
Nhưng xét về yếu tố phong thủy, những chiếc bát như vậy không nên tiếp tục sử dụng. Bởi đây là vật tượng trưng cho sự nghiệp, nếu bị nứt, vỡ hay sứt mẻ sẽ ảnh hưởng tới công danh, sự nghiệp của gia chủ.
Trong một số tình huống riêng biệt, những chiếc bát mẻ vẫn có thể phát huy công dụng. Ví dụ như trong trong tang lễ, người ta có thể lấy bát mẻ để đựng cơm cúng. Những chiếc bát ít dùng này sẽ biểu thị thành ý tưởng nhớ người đã khuất.
4. Khi ăn cơm hạn chế đặt bát xuống mặt bàn
Theo thuyết phong thủy Vị lý học của Trung Quốc, bát ăn cơm kỵ nhất là để lên bàn, sau đó dùng đũa gắp cơm lên miệng.
Khi ăn cơm, nhất định phải dùng tay cầm bát, không nên đặt bát lên bàn. Đây vừa là lưu ý về phong thủy, vừa thể hiện lễ tiết trước mặt người lớn tuổi.
5. Những lưu ý khi dùng bát phong thủy
Nếu cảm thấy bản thân gần đây gặp phải nhiều điều không may, bạn có thể đặt bát phong thủy tại phòng làm việc để tăng vận khí.
Chất liệu của bát phong thủy phải hợp với mệnh Ngũ hành của gia chủ, ví dụ người mệnh Mộc nên dùng bát gỗ, mệnh Kim nên dùng bát đồng… Sau đó, bạn đổ nước vào, đặt trong bát một vài đồng tiền xu.
Bát phong thủy nên đặt ở cửa sổ, bởi đây là nơi nạp khí. Bát đựng nước có tiền xu tượng trưng cho Kim sinh Thủy, Thủy vượng tài, mang ý nghĩa hóa giải vận hạn gặp tiểu nhân và hỗ trợ đường tài vận.