Cách bố trí giếng trời đem lại vượng khí
Với phong thủy, giếng trời còn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đem lại vượng khí cũng như thổi bay các khí tồn đọng không tốt cho sức khỏa gia chủ.
Với những ngôi nhà hình ống, giếng trời là giải pháp tối ưu cho việc lấy ánh sáng, khí lưu thông cũng như tạo không gian xanh cho gia đình.
Với phong thủy, giếng trời còn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đem lại vượng khí cũng như thổi bay các khí tồn đọng không tốt cho sức khỏa gia chủ. Tuy nhiên, ngoài bố trí hợp lý theo khoa học, để tốt nhất, giếng trời nên tuân thủ một số yếu tố phong thủy sau.
Giếng trời nên ở dạng thẳng, tránh thiết kế theo kiểu tiếp điểm ánh sáng bởi cách này phải dùng gương, không tốt cho nhà bạn.
Giếng trời có thể đặt ở trung tâm nhà, khu vực bếp, phía sau nhà hay cầu thang. Nếu nhà rộng thì đặt ở trung tâm ngồi nhà, nếu tiện dụng và hợp lý thì nên đặt ở cầu thang nhưng tối kỵ đặt ở trước nhà. Giếng trời là để tạo khí lưu thông nên để trước nhà ngoài phản tác dụng luân chuyển thì nó còn chắn khí tốt vào nhà.
Giếng trời hợp phong thủy nên đặt ở những cung tốt, ví dụ nhu cung tài lộc, thiên mạng. Giếng trời thì thường không có hướng (không có cửa) nhưng tránh đặt ở hướng bắc của ngôi nhà.
Nếu nhà không vuông vức, nên bố trí giếng trời ở những góc thừa. Ngoài việc khiến căn nhà trở nên cân đối, đẹp hơn thì về phong thủy, nó có tác dụng cân bằng, hóa giải những góc nhọn gây sát khí cho nơi ở của bạn.
Ngoài cây xanh thì giếng trời nên bố trí có nước. Nếu giếng trời sát tường sau nhà, nên thiết kế dạng nước chảy nhẹ nhàng từ trên xuống thì tốt nhất, nếu không thì xây hồ nước ở dưới cùng nhưng cũng phải tạo sự luân chuyển. Cùng với khí lưu thông, nước sẽ mang lại sự mềm mại về phong thủy cũng như một “bộ lọc” mang không khí tươi mát cho khắp ngôi nhà.
Nếu giếng trời quá rộng hoặc đúng hướng nắng thì nên tạo mái hay rèm để che bớt ánh sáng vào nhà. Dù giếng trời để tạo ánh sáng và không khí lưu thông trong nhà nhưng nhiều quá sẽ mất cân bằng, không tốt cho phong thủy.