Âm dương theo phong thủy
Không nơi nào mà sự sánh đôi hai lực âm-dương vừa đối nghịch nhau vừa bổ sung cho nhau lại được thể hiện rõ nét hơn là trong một khu vườn. Đá, tượng trưng cho núi non chắc chắn, mạnh mẽ, tương phản với nước tĩnh lặng sâu lắng trong các ao hồ.
Những hình ảnh này nếu để riêng rẽ sẽ không có nhiều hiệu quả bằng khi chúng được đặt tương phản với nhau. Vẻ đẹp của một bông hoa đơn lẻ sẽ càng nổi bật hơn khi được đặt bên cạnh một mặt đá tối hoặc như những nhánh cong queo của một cây cổ thụ giữa nền trời.
Khi bước chân vào một khu vườn phong thủy, chúng ta sẽ cảm nhận được không khí êm đềm, tĩnh mịch nhưng không phải vì nơi đây hoàn toàn vắng lặng hoặc không có sự sống. Bạn sẽ nhận thấy có những chuyển động đâu đó, và cả những âm thanh – tiếng gió xào xạc qua những ngọn cây, tiếng gọi đàn của chim chóc và muông thú.
Những xao động mà bạn cảm nhận được xuất phát từ hình khối các tảng đá, có thể khiến ta liên tưởng đến những tên gọi như Ngọa Hổ và Phi Long, cũng như qua những hoa văn và đường nét trên mặt đá mà thời tiết và khí hậu đã lưu hằn lại. Những bụi cây hoặc cây có thân cong oằn và cuống, rễ vặn vẹo được chủ tâm đặt vào các vị trí tương phản với các mảng tường xanh nhạt hoặc bầu trời.
Những khu vườn của người Hồng Kông thời trước là nơi diễn ra mọi sinh hoạt xã giao của giới quan quyền hoặc giàu có. Sân khấu nhạc kịch, vũ hội và âm nhạc luôn khiến cho các khu vườn rộn rã các âm thanh và được thắp sáng bởi những ngọn đèn lồng.
Trong khu vườn Hồng Kông tất cả mọi thứ đều được sắp đặt có tính toán trước một cách cẩn thận và chi li nhằm làm tôn vinh vẻ đẹp và tác động của vật đó, ngoài ra chúng còn phải hòa hợp, tương xứng với những thứ khác xung quanh. Một mảnh vườn nhỏ ở nước Anh, trồng rất nhiều loại hoa, thì vẻ xinh đẹp của khu vườn này hoàn toàn khác so với một mảnh vườn trong đó những hòn đá xinh đẹp hoặc một loại hoa duy nhất nở rộ là tất cả những thứ được cần để tạo ra một ấn tượng trực quan mạnh mẽ. Mỗi loại thảo mộc đều có một thuộc tính âm hoặc dương tùy vào phẩm chất hoặc đặc tính tượng trưng thể hiện thảo mộc đó qua ngôn ngữ Hồng Kông.
Phối cảnh được vận dụng một cách thú vị trong các khu vườn Hồng Kông. Những cảnh trí sắp đặt theo phối cảnh được tạo ra bởi các nhà thiết kế phong cảnh tên tuổi của phương Tây nhưng có điểm nhấn mạnh phụ thêm. Kích thước ở đây mang tính tương đối. Một ngọn núi hùng vĩ được nhìn từ xa trông có vẻ nhỏ bé trong khi một hòn đá nhỏ gần ngay trước mắt có thể mang ý nghĩa quan trọng hơn nhiều. Khái niệm ‘căn phòng vườn’ – một phần trong phong cách thiết kế ở phương Tây trong nhiều năm, cũng là một đặc điểm truyền thống của khu vườn Hồng Kông. Những mảnh vườn nhỏ được tạo dựng bên trong một không gian rộng lớn và cảnh vật rộng lớn hơn được mở ra bên trong một khu vực khá nhỏ bằng cách dùng các ‘cửa sổ’ để tạo ra cái nhìn thoáng vào thế giới ngoài xa.
Đảo tiên
Trong vườn ở Hồng Kông, ở giữa các ao hồ người ta thường đắp một gò đất cao, mô phỏng theo truyền thuyết dân gian về một vùng đất thần tiên ở đâu đó ngoài biển Đông là nơi cư ngụ của Bát Tiên. Người ta hy vọng điều này sẽ lôi cuốn được các vị Tiên tìm đến sống ở đây và tiết lộ bí mật về sự trường sinh bất tử. Không cây cối nào được trồng trên ‘hòn đảo’ này để cho biết rằng đây là ‘đảo biệt lập’.
Nguồn: Phong Thủy Tổng Hợp