Phương pháp tránh “Sự vô duyên” với cả hai phía (Phần 5)
Tránh cửa lớn cửa nhỏ
Có những gia đình vì muốn thể hiện sự phú quý của mình nên đã thiết kế và xây dựng cửa chính không nhũng có kích thước rất lớn mà trọng lượng cũng rất nặng, rất bất tiện cho việc đóng mở. Nếu ngôi nhà đó lại kiêm cả chức năng làm trụ sở
cho một công ty, doanh nghiệp, cửa hàng nào đó thì bất tiện này càng ngày tăng lên gấp bội.
Để khắc phục nhược điểm của bộ cửa chính quá kích cỡ ấy, ngoài việc sử dụng biện pháp mở một cánh cửa nhỏ trong cửa lớn, tức là dùng kết cấu ” cửa trong cửa” hết sức úy kỵ về mặt phong thủy (như đã trình bày ở trên), người ta còn dùng biện pháp mở một cánh cửa nhỏ hơn ở một bên nào đó của cửa chính để thường xuyên sử dụng.
Cũng có những gia đình vì muốn thể hiện sự sang trọng của mình, không muốn để những người giúp việc, những người đưa thư, công nhân sửa chữa điện nước.. ra vào nhà mình qua cửa chính, nên đã mở riêng một cánh cửa nhỏ bên cạnh dành riêng cho họ đi lại.
Dân gian cho rằng kiểu cửa như vậy ám chỉ trong nhà ấy có “một lớn một nhỏ”, và xuất hiện tình trạng lén lút vượt rào ngoại tình còn theo phong thủy kiểu kiến trúc “vừa có cửa lớn, vừa có cửa nhỏ” sẽ hình thành khả năng những người trong ngôi nhà ấy, đặc biệt là chủ nhân của nó dễ phạm phải tội do “thói đào hoa” quá độ dẫn đến.
Về mặt thực tế mà nói thì cánh cửa nhỏ ở về một bên có kích thước phù hợp, dễ đóng mở sẽ rất thuận tiện cho việc đi lại ra vào. Điều này cũng có nghĩa là cánh cửa ấy có giá trị sử dụng cao, số người ra vào, sử dụng cánh cửa đó sẽ ngày càng nhiều hơn. Lâu dần điều này sẽ trở thành quen thuộc, thậm chí cả chủ nhân ngôi nhà một lúc nào đó, cũng bắt đầu đi theo lối cửa ấy. Đến lúc này thì sự tiện lợi được phát huy tác dụng và trở thành một nhu cầu thực tế. Đây cũng là lúc xuất hiện quan điểm thực dụng: “làm sao đạt được mục đích nhanh chóng, dễ dàng là tốt nhất, không nhất thiết phải là cách thức chính qui”.
Từ tâm lý ấy, ta có thể hình dung ra kiểu tâm trạng thường gặp là: “mỗi khi vì bất cứ một nguyên nhân nào đó mà giữa hai vợ chồng xảy ra bất hòa, mẫu thuẫn, cãi cọ nhau, hoặc có những biến động, phai nhạt về mặt tình cảm, thì rất có thể một trong hai người, hoặc cả hai sẽ nãy sinh ý nghĩ: “tốt nhất là nên âm thầm đi tìm một đối tượng mới để giải tỏa stress bù đắp sự thiếu hụt hiện tại”. Khi chiều hướng này xảy ra, cũng có nghĩa là “đào hoa tàn úa” đang xen vào quan hệ tình duyên của họ.
Cần phải thấy rằng tình trạng ” cửa lớn cửa nhỏ” chỉ có tác dụng xấu, làm tổn hại đến đào hoa cho chủ nhân khi nó thiết kế tại nhà riêng hay tại những căn hộ cá nhân; còn đối với các công ty nhà máy, xí nghiệp thì ảnh hưởng xấu của nó hầu như không phát huy tác dụng.
Lưu ý: Theo thiết kế kiến trúc hiện đại, thì kết cấu hệ thống cửa chính tại tầng trệt của những ngôi nhà lầu mặt phố phường, được tạo thành, bởi tổ hợp của một cửa sắt cuốn và một cửa thông thường. Theo phong thủy thì cửa sắt cuốn không được coi là cửa, do đó, kiểu kết cấu “cửa lớn cửa nhỏ” tại những ngôi nhà mặt phố hiện nay không trực tiếp tạo sát khí, không gây tác hại xấu làm ảnh hưởng đến Đào hoa, không phá hoại hạnh phúc gia đình gia chủ.
Để hóa giải tình trạng “Cửa lớn cửa nhỏ”, cách tốt nhất là dỡ bỏ cửa nhỏ và kí vị trí cánh cửa ấy. Cách làm này không giải quyết triệt để những ảnh hưởng xấu do cánh cửa nhỏ mang lại, duy trì sự chung thủy trong quan hệ tình cảm của gia chủ có được thiện cảm trong mắt mọi người.
Nếu vì một lý do nào đó mà tạm thời chưa thể thực hiện phương pháp hóa giải triệt để trên thì có thể tạm sử dụng phương thức “Phong môn” (bịt cửa), tức là dùng những tấm ván hoặc gạch bịt kín hai bên cánh cửa hông (cửa nhỏ). Phương thức tạm thời này có thể hóa giải được ảnh hưởng xấu do tình trạng “Cửa lớn cửa nhỏ” gây nên, duy trì được “Vận số Đào hoa” bảo vệ được hạnh phúc gia đình.
Tags: hạnh phúc, Phương pháp tránh “Sự vô duyên” với cả hai phía, sự vô duyên, tình duyên, đào hoa, đào hoa úa tàn, đào hoa xấu