Tượng sư tử
Nên đặt ở các cơ quan hành chính công, các doanh nghiệp lớn. Và chỉ đặt tượng sư tử ở ngoài cổng nhìn ra ngoài.
Sư tử không phải con vật bản địa của Trung Quốc. Người ta tin rằng hình ảnh của nó được du nhập vào đây cùng Phật Giáo. Là linh vật của Tây Tạng, Sư tử Tuyết tượng trưng cho lòng dũng cảm, kiên cường và sự vui tươi vô điều kiện.
Trong Phật giáo, Sư tử Tuyết làm nhiệm vụ bảo vệ Đức Phật và thường được mô tả ở tư thế đang nâng ngai của Phật (một con bên trái và một con bên phải).
Bồ tát Văn Thù Sư Lợi, nhân vật thân cận nhất của Đức Phật Thích Ca, thường được miêu tả với dáng dấp trẻ trung, ngồi kiết già trên một chiếc bồ đoàn bằng hoa sen. Tay phải Bồ tát cầm một lưỡi gươm vàng trí tuệ đang bốc lửa với hàm ý chặt đứt xiềng xích của phiền não, tay trái cầm cuốn kinh Bát nhã, biểu trưng cho sự giác ngộ.
Tác dụng: Có tác dụng chế sát và trấn trạch rất tốt.
Cách dùng
Khi đặt sư tử nên đặt cả đôi, một đực và một cái. Đầu của hai con sư tử phải hướng ra ngoài để hóa sát trừ tà. Khi một trong hai tượng sư tử bị vỡ thì phải thay cả đôi.
Nên đặt ở các cơ quan hành chính công, các doanh nghiệp lớn. Và chỉ đặt tượng sư tử ở ngoài cổng nhìn ra ngoài.
Trên cửa nhà có thể treo phù tượng đầu sư tử cũng có tác dụng chế sát.
Kiêng kỵ
Không nên đặt ở nhà các hộ dân, vì thần khí quá mạnh của hai tượng sư tử sẽ ảnh hưởng xấu đến những người sống trong nhà.