Phong thủy cho nhà ở trên đất thóp hậu
Hiện nay, có những miếng đất hình dáng không đẹp nhưng nếu nhìn kỹ ta vẫn chọn được cái tốt trong đó. Mảnh đất có hình dáng nào không quan trọng bằng việc thiết kế nhà ở hợp phong thủy và kiến trúc đẹp.
Ngôi nhà có phong thủy tốt là đón được hướng tốt, sắp xếp kích thước, công năng,thiết kế hợp tuổi chủ nhà. Nhà xây trên đất thóp hậu vẫn có thể thuận phong thủy, thiết kế được nhà đẹp.
Chắn hẳn khi tìm mua đất, mua nhà, chúng ta đều mong muốn tìm được mảnh đất vuông vức, đẹp về mặt phong thủy. Nhưng với cuộc sống đô thị “tấc đất tấc vàng” như bây giờ, tìm được nơi an cư như vậy không phải dễ.
Hiện nay, xây nhà trên đất thóp hậu rất phổ biến. Đặc biệt là nếu diện tích đất thóp hậu lớn thì việc điều chỉnh, thiết kế khá dễ dàng. Đối với đất hẹp, việc thiết kế sẽ khó khăn hơn một chút. Cho dù là đất thóp hậu nhưng nếu không bị thóp quá nhiều và nhất là thế đất “trước thấp, sau cao” thì tài vận thêm tốt, bạn có thể cân nhắc mua. Trong trường hợp “cao trước, thấp sau” thì bạn nên dứt khoát. Khi đã quyết định chọn mua mảnh đất, bạn hãy sắp xếp bố cục thuận phong thủy, hài hòa, kết hợp với kiến trúc. Như vậy, bạn đã có thể sở hữu ngôi nhà đẹp trên mảnh đất thóp hậu.
Mẫu thiết kế nhà đẹp, hợp phong thủy trên đất thóp hậu
Về thiết kế: Đối với đất thóp hậu, kiến trúc sư có thể thiết kế không gian chính vuông vức, các góc xéo của mảnh đất nội tiếp căn nhà sẽ tận dụng cho các không gian phụ như tiểu cảnh, sân vườn, sân phơi, WC… Những phòng này càng vuông vức, tận dụng ánh sáng, thiên nhiên chan hòa càng tốt. Với việc chọn một bên ít xéo để làm chuẩn giữa chính và phụ, kiến trúc sư bố trí tiện ích và cân đối để nắn lại mảnh đất, mang lại cảm giác thóp hậu là ít nhất.
Thiết kế vuông vức những không gian chính
Biến nhược điểm thành những chi tiết đẹp mắt với những góc xéo
được thiết kế góc vườn nhỏ, tiểu cảnh, non bộ
Đối với đất thóp hậu, việc cần thiết là tạo ra sự thông thoáng, trước và sau nhà có dòng khí đối lưu, đưa thiên nhiên vào trong nhiều nhất nhằm có sự hòa hợp. Do đó, cây xanh, non bộ và giếng trời là ý tưởng hợp lý để không gian luôn mát mẻ, trong lành.
Trong quá trình thiết kế, không nên tạo các ô cửa xuyên suốt nhà bởi như thế sẽ tạo điều kiện cho sự suy tán nội khí, hao tổn sinh khí, tạo xung khí xấu (ác khí đi theo đường thẳng, sinh khí đi theo đường vòng). Bạn nên dùng, gương bát quái, chuông gió, màn sáo, treo tĩnh vật nhẹ nhàng, bố trí màu sắc, cây cảnh… hướng tới việc cân bằng âm dương để khắc phục nhược điểm phong thủy.
Dùng gương bát quái, chuông gió, màn sáo… để cân bằng âm dương
Tại các góc thóp, bạn có thể làm một cái cột cao để cân đối và bổ khuyết. Ngoài ra, có thể tăng cường ánh sáng ở góc khuyết trả lại sự hài hòa, cân bằng.
Vật liệu nên sử dụng cho nhà thóp hậu: Bạn nên sử dụng các vật liệu tự nhiên để tạo khoảng không gian gần gũi với thiên nhiên, thoáng mát. Còn trong trường hợp không gian hẹp, bạn nên sử dụng vật liệu một cách hiệu quả nhằm hạn chế tối đa các góc cạnh không tốt.
Đối với sàn nhà nên lát chéo hoặc lát so le nhau để tạo cảm giác không gian rộng thêm, dùng màu sắc phải kết hợp với nhau để tạo hiệu quả cao nhất. Không gian thêm rộng với vệc sử dụng vật liệu gần gũi và thiết kế thoáng mở.
(Theo CafeLand)