Nhà thóp hậu hóa giải vô cùng đơn giản
Mảnh đất có hình thù ra sao cũng chỉ là kích thước hình học, quan trọng là người thiết kế có thể tạo ra một không gian bên trong và bên ngoài hài hòa, sắp xếp công năng phù hợp với nhu cầu sinh hoạt của gia đình, tạo được sự thuận tiện, thông thoáng và thẩm mỹ.
Theo các nghiên cứu về trường khí thì ở nhà phía trước rộng – sau hẹp (thóp hậu, thót hậu, tóp hậu) thì nội khí bên trong dễ phát tán ra ngoài, không tụ hội được, nếu càng đi vào càng bị thu hẹp sẽ thấy tù túng.
Hơn nữa, tâm lý chung của người Việt thường có phản ứng không tốt với những ngôi nhà thóp hậu vì cho rằng nhà thóp hậu không tốt tới sức khoẻ và làm ăn của gia chủ.
Tuy nhiên, thực tế khoa học phong thủy từ truyền thống đến hiện đại đều không quá đặt nặng chuyện nở hay thóp hậu. Gặp đất xéo thì làm nhà vuông, gặp nhà xéo thì làm phòng vuông. Quan trọng là không gian cư trú có được thuận tiện, thông thoáng, thẩm mỹ hay không.
Vì thế, cách thức sử dụng và xử lý không gian nội – ngoại thất như thế nào quan trọng hơn là sự chênh lệch vài ba tấc giữa kích thước mặt trước và mặt sau của miếng đất, ngôi nhà.
Mảnh đất có hình thù ra sao cũng chỉ là kích thước hình học, quan trọng là người thiết kế có thể tạo ra một không gian bên trong và bên ngoài hài hòa, sắp xếp công năng phù hợp với nhu cầu sinh hoạt của gia đình, tạo được sự thuận tiện, thông thoáng và thẩm mỹ.
Trừ khi ngôi nhà thóp hậu quá mức khiến việc xử lý khó có thể cầu toàn, còn không thì chỉ cần xác lập các không gian chính, phần xéo sẽ đặt các không gian phụ nhằm giảm khiếm khuyết. Điều cốt lõi là phòng khách, phòng ăn, phòng ngủ hay bếp đều được vuông vức, dồn ngóc ngách về phía kho, vệ sinh, cầu thang, tiểu cảnh, sân vườn.
Các phòng chức năng chính của ngôi nhà càng vuông vức, tận dụng thiên nhiên, ánh sáng chan hòa càng tốt. Cũng cần chú ý tạo sự thông thoáng, dòng khí đối lưu cho trước và sau nhà, đưa thiên nhiên vào trong nhiều nhất để có sự hòa hợp, không gian luôn trong lành, mát mẻ.