Màu sắc gian bếp nên là màu nhạt, sáng sủa
Khi trang hoàng nhà ở, chớ quên gian bếp. Về mặt phong thuỷ, gian bếp cần hơi thiên về phía “âm khí” bởi bếp lấy “Hoả” làm chủ, dương khí rất nặng, bởi vậy trong trang trí nên chú ý xem màu phong thủy, dùng các vật liệu và máu sắc nặng về âm hơn.
Gam màu trong gian bếp nên nhạt làm chính, như màu trắng làm cho không gian thêm thoáng đãng, màu xám nhũ bạc hiện đại cũng có thể sử dụng, màu xám hoặc màu mật ông nhạt cũng trang nhã, nhưng hay nhất sáng sủa nhất là màu nâu nhạt.
Nhưng, sắc màu gian bếp cũng không nên có cảm giác thiên về âm quá. Bởi gian bếp là nơi luôn dùng tới nước (thuỷ) mà nước thuộc âm, tuy chưa đủ ép dương khí, nhưng màu sắc gian bếp vẫn nên sáng sủa, mát mẻ.
Gian bếp nên lựa chọn màu ấm điểm xuyết, cũng làm tăng không khí ấm áp, tốt lành cho gia đình. Ví như màu lam da trời tăng tính thoáng đãng lãng mạn, có cảm giác nhẹ nhõm mát mẻ; màu xanh lục tăng tính hoạt bát tiến lên, màu vàng tràn đầy ấm áp trong nhiệt tình, màu phớt hồng cũng được nhiều người ưa thích, tóm lại là làm thế nào chọn được màu sắc hài hoà hợp với con mắt người nội trợ đầu bếp thường xuyên làm việc nơi bếp núc.
Bài trí phòng bếp nên xem màu phong thủy, màu trắng, xám nhẹ nhàng sẽ
mang lại sự hài hòa âm dương cho phòng bếp.
Nếu phần cứng của gian bếp đã hình thành, thì về phần mềm cần trang trí bằng những màu sắc đẹp, như về mùa xuân, mùa hạ có thể chọn màu lam nhạt trang nhã, mềm mại, khăn trải bàn, rèm che cửa sổ … nên chọn màu này, các đồ điện gia dụng như tủ lạnh, nồi cơm điện, lò vi sóng … cũng nên mang màu sắc tương tự, trông sẽ thanh thoát, nhẹ nhõm hơn. Mùa thu, mùa đông nên chọn màu hồng nhạt ấm áp, như rèm cửa, khăn trải bàn kẻ ca rô màu hồng.
Về chiếu sáng trong gian bếp, phong thuỷ học cũng rất chú trọng về mặt này. Gian bếp nói chung là u ám ẩm thấp, không phù hợp với phong thuỷ học, và cũng không phù hợp với nguyên tắc vệ sinh hiện đại là gian bếp phải thoáng đãng, sạch sẽ. Vậy nên gian bếp nên được chiếu sáng bằng đèn ống mang ánh sáng tự nhiên.
Trong gian bếp ngoài chiếu sáng cơ bản, còn cần có đèn chiếu sáng cục bộ, không nên tạo hiện tượng “sấp bóng” ở bất kỳ chỗ nào, nếu cần còn phải bố trí đèn chiếu sáng cục bộ, dùng xong tắt ngay.
Những phòng chứa thực phẩm dụng cụ ăn như kho lạnh, chạn bát cũng cần lắp bóng đèn nhỏ chiếu sáng bên trong theo nguyên tắc mở cánh cửa đèn tự động sáng lên, đóng lại đèn tự động tắt.
Ngoài ra, trong bố trí gian bếp không tránh khỏi tồn tại những góc chết, góc tối, ví như: nóc chạn treo, góc tường phía dưới bể nước và các ngóc ngách khác. Trong phong thuỷ học, gian bếp nên tuân theo nguyên tắc thoáng đãng sáng sủa, mà những chỗ thường ngày mắt không trực tiếp nhìn thấy được thường rất dễ bỏ qua. Bởi đó là nơi tích bụi bặm, gián chuột và là nơi nuôi dưỡng khuẩn bệnh, ảnh hưởng tới sức khoẻ của mọi người trong gia đình.
Bởi vậy trong gian bếp không nên tạo nhiều góc khuất tủ, chạn cần bịt kín và định kỳ dọn dẹp quét tước, đảm bảo luôn thuông thoáng sạch sẽ, gọn gàng, mỹ quan.
(Theo 100 câu hỏi về phong thủy nhà ở)