Bí quyêt trồng cây xanh hợp phong thủy cho từng vị trí trong nhà

The Gioi Phong Thuy

Hiên trước, và cửa sổ của nơi ở và làm việc được xem là “kênh” tiến khí vào nội thất, vì vậy, nên ưu tiên xanh hóa ở khu vực này, để giúp tăng cường phổ biến, đồng thời, có thể hóa giải sát khí của bát sát hoặc hoàng tuyền.

Trong môi trường sống hiện đại, ngày càng nhiều người có nhu cầu xanh hóa không gian sống và làm việc của mình. Tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý thêm đến các nguyên tắc phong thủy khi đưa vào không gian sống để cây có thể phát huy được hết công năng của mình.

602037867-78ec

Không dùng hoa, cây cảnh nhiều gai, lá hình kim, nhiều cạnh sắc nhọn. Nên
hạn chế trồng các loại cây rễ cọc, cây nở hoa thuần màu trắng.

Bạn nên sử dụng các loại cây và hoa truyền thống như đa hay sung, xanh, si, mai, lan, cúc, các loại dây leo… trong nhà. Còn đối với không gian văn phòng làm việc, nên sử dụng các loại cây và hoa mang ý nghĩa phong thủy cao như tử la lan hay hoàng kim cát, vạn niên thanh, long cốt, sung… cùng các loại cây dây leo có lá màu xanh nước biển.

Cần phải chăm sóc các cây này cẩn thận để luôn giữ được sức sống và sự tươi tốt. Nếu chơi bonsai, bạn không nên uốn tỉa hình dáng quá lắt léo hoặc tạo quá nhiều các mắt mếu. Vì theo phong thủy, những hình dạng như vậy sẽ là không thuận, không mang đến được điều . Bonsai có thế phát triển tự nhiên với sức sống mạnh mẽ luôn được phong thủy luôn khuyến khích sử dụng.

Đối với những cây dây leo hay cây thủy sinh thì phải thường xuyên cắt tỉa, không được để rậm rạp quá. Nên chọn loại cây có ít rễ phụ để không bị rơi vào tình trạng “tích thủy”, giúp đề phòng các bệnh như thương hàn, xương khớp hay tiêu hóa… Trên ban công hay cửa sổ không nên trồng nhiều hồng gai (tầm xuân) hoặc những loại cây dây leo có rễ phụ rậm rạp. Còn ở bàn làm việc, không nên đặt tùng la hán hoặc cây vàng, cây ngọc.

Đặc biệt, những loại hoa màu trắng là điều rất đại kỵ để đưa vào không gian sống cũng như làm việc. Nếu bạn quá yêu thích hay vì một lý do nào đó, thì nên chọn thêm một vài loại hoa màu khác theo nguyên lý ngũ hành tương sinh. Bình hoa và chậu cảnh nên được làm từ chất liệu gốm sứ, thủy tinh, pha lê hoặc kim loại…, đây là những loại ngũ hành kim vượng. Hoa, cây cảnh đều thuộc hành mộc, cắm trong bình hoặc trồng trong chậu luôn cần phải nước hoặc giữ ẩm tốt để hình thành nên cách cục kim – thủy – mộc tương sinh, giúp không gian sống trở nên tràn đầy vượng khí.

Bồn chậu màu trắng cũng nên hạn chế sử dụng đối với không gian nội thất, nên ưu tiên các loại chậu có màu nâu, nâu sẫm, màu cà phê hoặc tro xám. Đối với cây thủy sinh, dây leo thì nên chọn các loại bình bằng chất liệu gốm sứ, thủy tinh, pha lê hoặc kim loại có màu xanh ngọc, nước biển hoặc ngà… Nếu đặt sai vị trí hay chọn nhầm chủng loại, bị khô héo thì hoa, cây cảnh chỉ gây nên những sự tiêu cực về phong thủy cho không gian sống và làm việc. Phong thủy xác định có 8 vị trí kỵ đặt hoa, cây cảnh ở mọi không gian nội, ngoại thất là: 0 độ, 45 độ, 90 độ, 135 độ, 180 độ, 225 độ, 270 độ và 315 độ (đặt là kinh chính giữa gian phòng hoặc trung tâm khu đất cần xanh hóa để định vị). Trừ 8 vị trí này thì, mọi vị trí đều có thể bày hoa và cây cảnh nếu đảm bảo được điều kiện sinh trưởng tối thiểu cho cây như không khí, nước và ánh sáng.

Hiên trước, ban công và cửa sổ của nơi ở và làm việc được xem là “kênh” tiến khí vào nội thất, vì vậy, nên ưu tiên xanh hóa ở khu vực này, để giúp tăng cường sinh khí phổ biến, đồng thời, có thể hóa giải sát khí của bát sát hoặc hoàng tuyền.

Nguyên tắc trồng các loại cây ở những vị trí này như sau: Không sử dụng loại hoa, cây cảnh có gai nhọn, dây leo nhiều lá rậm rạp, các loại cây hấp dẫn sâu bọ, nhất là sâu róm. Không dùng các loại cây rụng lá theo mùa, cây rễ cọc lớn đòi hỏi tưới nhiều nước và thường xuyên. Cây không được trồng trực tiếp trên nền sân hoặc sát mái hiên. Hạn chế sử dụng các loại cây thủy sinh hoặc dây leo có nhiều rễ phụ. Chỉ nên sử dụng bể non bộ nếu hiên trước, ban công hoặc cửa sổ nằm tại các hướng đặc định, phù hợp.

Sử dụng bonsai nên ưu tiên những loại hoa và cây cảnh có màu sắc tươi tắn, tỏa hương thơm, ít rụng lá và quanh năm xanh tốt. Nếu bạn có điều kiện thì nên thay đổi định kỳ về chủng loại hoa và cây cảnh ở vị trí trước hiên và ban công theo mùa: Dùng mai, đào, quất kim hương, lan, đỗ quyên… khi xuân đến; Tường vi, hồng, thúy cúc, thiên ngưu, thược dược, hàm tiếu, thạch trúc…ngày hạ về; Ưu tiên các loại cúc, quân tử lan, dạ hương, dạ lý… vài tiết thu; Thủy tiên, sơn trà, lạp mai cho những ngày đông cuối.

Đối với bonsai thì nên sử dụng các loại cây như tùng La Hán, trúc vàng, sung, sanh, si đá, sơn trà ngũ sắc, ngọc lan, trắc bách diệp, vạn niên thanh… Giản dị hơn là các loại cây cảnh dễ tính như khế, đinh lăng, sung ăn trái, ổi tàu, ngũ gia bì, hoa ngâu, râm bụt, chè mạn hảo…

Sử dụng hoa, cây cảnh trong không gian sống đúng nguyên tắc phong thủy có thể giúp tăng vượng khí của ngôi nhà, giúp hóa giải sát khí đối với những căn nhà phạm phải hoàng tuyền, bát sát và một số những sát khí do ngoại cảnh đem lại như trực xung sát, đầu đao hay nóc nhà xung cửa chính.

(Theo CafeLand)

The Gioi Phong Thuy

Hotline 24H Facebook Messenger