Vì sao nhà cần có “Ngọc đới ôm eo” ?
Phong Thủy học truyền thống có câu nói “khí giới thủy tắc chỉ”, nghĩa là có thể dùng nước để làm cho sinh khí của trời đất có thể ngừng lại. Ví thế, trước nhà có thế nước ôm ấp thì có thể khiến khí ngưng tụ ở trước nhà, cho rằng đây là kiểu khí tụ lý tưởng nhất.
Khi dân số phát triển ngày càng đông, rất nhiều nhà ở khó dựa gần vào nước được, Phong Thủy học truyền thống cho rằng tác dụng của đường sá cũng giống như tác dụng của nước. Nghĩa là đường có hình ôm ấp giống như 2 cánh tay của một người mà trung tâm nhà ở trở thành huyệt ngưng kết sinh khí, đó là nguồn gốc của sinh cơ. Vì thế nói trước nhà có đường sá ôm quanh như “ngọc đới ôm eo” là vô cùng có lợi.
Người hiện đại đều thích xung quanh nhà có đường sá ôm ấp, như thế giao thông rất tiện lợi. Tuy nhiên không phải bất cứ nhà nào gần mặt đường cũng đều có lợi tức là phải phân tích theo tình huống cụ thể. Giao thông thuận lợi cố nhiên là tốt nhưng nếu chọn nơi ở có đường sá không tốt sẽ bất lợi cho người cư ngụ. Cụ thể là:
a) Trước nhà có đường sá hoặc dòng sông bao bọc hình chữ U & nhà nằm ở trong vòng bao bọc về tâm lý sẽ tạo cảm giác ổn định, yên ổn cho người cư trú. Nhưng nếu nhà ở nằm bên ngoài hình chữ U, tức là hình “phản cung” như người xưa đã nói, tình trạng sẽ giống như bị gạt bỏ ra bên ngoài, không có sự che chở nên thiếu cảm giác ổn định.
b) Phải chú ý đến tiếng ồn, xe cộ lưu thông qua lại quá nhiều hoặc dòng nước quá gấp, ban ngày tiếng ồn vượt quá 65 decibel thì bất luận là ở trong hay ngoài vùng bao bọc chữ U đều bất lợi.
c) Trước sau, trái phải ngôi nhà đều không thích hợp có những cây cầu cao. Xe cộ lên dốc xuống dốc thì tạo ra nhiều tiếng ồn, tiếng rung động & khói ô nhiễm gây tổn hại đến sức khỏe cũng như ảnh hưởng đến kiến trúc cho những ngôi nhà cư ngụ gần đó.
d) Nhà ở không nên xây ở nút hình chữ Y sẽ trở thành thế bị “kẹp núi”, móng nhà thường phải xây theo hình tam giác, tiếng xe cộ lưu thông ồn ào, rung động, khói bụi v.v… không có lợi cho những ngôi nhà kiểu này.
e) Không xây nhà ở cuối đường chữ T, đây là điểm trực xung nơi giao nhau giữ các luồng xe hoặc luồng nước với tốc độ mạnh đồng thời cũng là nơi gió bão thường tập trung ngưng tụ nhiều nhất, không thích hợp cho người ở.
f) Không xây nhà ở cuối đường (đường cụt, hẽm cụt). Nhà ở kiểu này khi có xảy ra hỏa hoạn thì khó mà thoát thân, rất nguy hiểm & về mặt xin giấy phép xây dựng cũng sẽ gặp nhiều khó khăn về mặt thiết kế & xử lý kiến trúc.
Nguồn: Tổng hợp.
Tags: bếp phong thủy, bố trí nội thất, bố trí nội thất theo ngũ hành, bố trí nội thất theo phong thủy, gian bếp theo ngũ hành, gian bếp theo phong thủy, giếng trời theo ngũ hành, giếng trời theo phong thủy, ngũ hành, ngũ hành phong thuỷ, nhà bếp theo ngũ hành, nhà bếp theo phong thủy, phòng ăn theo ngũ hành, phong an theo phong thuy, phòng khách theo ngũ hành, phòng khách theo phong thủy, phòng ngủ the ngũ hành, phong ngu theo phong thuy, phòng sinh hoạt gia đình theo ngũ hành, phòng sinh hoạt gia đình theo phong thủy, phong thủy, phong thuy nha o, tính chất ngũ hành, tủ bếp phong thủy, ứng dụng ngũ hành vào bố trí nội thất, ứng dụng phong thủy để bố trí nội thất