Dự đoán theo Mai Hoa Dịch Số – Bố quái (Toán quẻ) – Luật Lệ Bố Quái – Phần I(5)
Vật Toán:
(Đoán vật)
Đêm mùa Đông, lúc giờ Dậu, Tiên sinh còn đương sưởi lồng ấp(1) bỗng nghe tiếng gõ cửa.
Thoạt đầu nghe gõ 1 tiếng, lát sau lại nghe gõ tiếp 5 tiếng nữa và nói xin vào mượn đồ.
Tiên sinh nghe tiếng nói, bèn bảo con toán quẻ xem người kia muốn mượn vật gì?
Người con liền lấy 1 tiếng gõ đầu tiên làm Thượng quái là Càn và 5 tiếng gõ liên tiếp lần sau làm Hạ quái là Tốn, rồi cộng cả 2 quẻ lại được 6, gia thêm giờ Dậu là số 10 (giờ Dậu là giờ thứ 10 trong hàng chi), tất cả được 16 trừ cho (2 lần 6 là 12) còn lại 4, tức là hào 4 động, được tên quái là Thiên Phong Cấu.
Hào 4 động biến ra quẻ Tốn, Hổ quái lại thấy trùng Càn.
Trong toàn quái có 3 quẻ: 1 quẻ Càn thuộc Kim và 2 quẻ Tốn thuộc Mộc; cho là mượn đồ có cả Kim lẫn Mộc, vì xét thấy Càn là Kim (thuộc về loại ngắn), mà Tốn là Mộc (thuộc về loại dài), nên ông con đoán là mượn cày, vì cho rằng: Kim đoản, Mộc trường (loại Kim ngắn, loại Mộc dài tức là cái cày).
Tiên sinh bèn đổi lại: “Chẳng mượn cày, tất nhiên mượn búa”. Khi hỏi lại người mượn, quả nhiên anh ta mượn búa.
Người con hỏi lại Tiên sinh: “Vì cớ gì cha bảo chắc là mượn búa?” Tiên sinh bèn giảng cho con nghe rằng: “Phàm đoán quẻ, tất phải xét đến lý, theo quẻ đoán cái búa cũng phải, đoán cái cày cũng phải. Còn lấy cái lý mà suy đoán cái búa thì đúng hơn. Vì đêm hôm là giờ nghĩ, ai lại mượn cái cày làm gì? Tất phải mượn búa để chẻ củi thì có lý hơn. Cho nên suy số, tất phải xét đến lý, đó là thiết yếu nhất trong khoa chiêm bốc vậy. Cứ theo số mà suy lại không xét đến lý tất không có hiệu nghiệm nên chi học Số, phải ghi nhớ lấy đó làm đầu”.
Cách Bố quái:
Chánh quái
Thiên Phong Cấu
(Cấu quái)
Thượng quái: 1 tiếng
_____
_____ Càn: Kim
_____ * Dụng
Hạ quái: 5 tiếng
_____
_____ Tốn: Mộc
__ __ Thể
Hổ quái
Trùng Càn
_____
_____
_____ Càn: Kim
_____
_____
_____ Càn: Kim
Biến quái
Trùng Tốn
_____
_____
__ __ Tốn: Mộc
_____
_____
__ __
Thượng quái cộng Hạ quái (1 + 5 = 6) cộng thêm giờ Dậu là 10 (giờ thứ 10 trong hàng chi) được số 16.
Rồi lấy số 16 trừ (2 x 6 = 12) còn 4 tức hào 4 động.
Xin nhắc lại: Ở biến quái Tốn nằm trên, do Dụng quái có hào động biến ra; còn Tốn ở dưới không nói tới, nên trong bài luận trên đây, chỉ bảo có 3 Càn và 2 Tốn, tức là Tốn trên. (Lời Dịch giả)
Ghi chú:
(1) Là cái lồng đan bằng tre, trong để một cái bồn bằng đồ gốm dùng để chứa than nóng ấp cho ấm về mùa rét.
Toán âm thanh: Dùng âm thanh mà toán.
Thí dụ: “Kim nhật động, tịnh như hà?”, nghĩa là Hôm nay động tịnh ra sao?
Một ngày nọ, có khách đến viếng thăm Tiên sinh, ông khách hỏi Tiên sinh: “Kim nhật động, tịnh như hà?”
Tiên sinh bèn đem 6 tiếng đó mà đoán, sáu tiếng đó bình phân chia làm hai:
– Kim nhật động, lấy ba tiếng trên làm Thượng quái.
– Tịnh như hà, tức ba tiếng dưới làm Hạ quái.
Ba tiếng trước: Kim nhật động: Kim tức bình thanh là 1; nhật tức nhập thanh là 4; động tức khứ thanh là 3; cộng cả lại được 8, đặt làm Thượng quái là quẻ Khôn.
Ba tiếng sau: Tịnh như hà: Tịnh tức khứ thanh là 3; như tức bình thanh là 1; hà tức bình thanh là 1; cộng cả lại được 5, đặt làm Hạ quái là quẻ Tốn. Kế lấy 8 + 5 = 13 trừ 12 (2 lần 6 là 12) còn lại 1 tức là quái Địa phong thăng, động hào 1, biến ra quẻ Địa thiên thái.
Hổ quái thấy Chấn, Đoài, bèn quay lại bảo với khách rằng: “Hôm nay có người đến mời, khách chẳng có nhiều, rượu uống không được say, vị thì chỉ có gà, xôi mà thôi”. Quả nhiên tới chiều có người tới mời.
Giải toán: Quẻ Thăng có nghĩa là thăng giai (lên cấp chức). Hổ quái thấy Chấn, Đoài có nghĩa là Đông, Tây (chia chỗ ngồi Đông và Tây). Trong toàn quái có Đoài là miệng, Khôn là bụng, tức biết có người tới mời ăn. Khách chẳng có nhiều, vì Khôn thuộc Thổ độc lập, không đồng loại với Khí quái.
Rượu uống không được say vì trong quẻ không có Khảm (Thủy), Vị ăn chỉ có gà, xôi mà thôi vì Khôn là Thử, Tắc(*) là nếp tức xôi, vả lại trong quái không có khí tương sinh. Vì cớ ấy nên biết rượu chẳng nhiều, đồ ăn chẳng được phong phú cho lắm.
Ghi chú: (*) chữ Tàu: Thử là lúa nếp, Tắc là loại kê.
Cách Bố quái:
Chánh quái
Địa Phong Thăng
(Thăng quái)
Thượng quái: 8
__ __
__ __ Thể
__ __ Khôn: Thổ
Hạ quái: 5
_____
_____ Tốn: Mộc
__ __ * Dụng
Hổ quái
__ __
__ __ Chấn: Mộc
_____ (Đông)
__ __
_____ Đoài: Kim
_____ (Tây)
Biến quái
Địa Thiên Thái
(Thái quái)
__ __
__ __
__ __
_____
_____
_____ Càn: Kim
Thượng quái cộng Hạ quái: 8 + 5 = 13 trừ 12 (2×6=12) còn 1 tức là hào 1 động.
Toán Bức Hoành Phi Chùa Tây Lâm:
Tiên sinh thoảng thấy bức hoành phi ở chùa Tây Lâm, có đề hai chữ Tây Lâm 西 林, vì chữ Lâm không có hai nét đá, nhân đó Tiên sinh bèn toán quẻ.
Tiến sinh lấy chữ Tây 西 có 7 nét là quẻ Cấn làm Thượng quái, và chữ Lâm 林 có 8 nét là Khôn làm Hạ quái, cả hai số nét cộng lại được 15 trừ 12 (2×6 là 12) còn lại 3, được quẻ Sơn Địa Bác, hào 3 động biến thành quẻ Cấn. Hổ quái thấy Trùng Khôn.
Cách Bố Quẻ:
Chánh quái
Sơn Địa Bác
(Bác quái)
Chữ Tây 7 nét: Cấn
_____
__ __ Thể
__ __ Cấn: Mộc
Chữ Lâm 8 nét: Khôn
__ __ * Dụng
__ __ Khôn: Thổ
__ __
Hổ quái
Trùng Khôn
__ __
__ __ Khôn: Thổ
__ __
__ __
__ __ Khôn: Thổ
__ __
Biến quái
_____
__ __
__ __ Cấn: Mộc
7 nét + 8 nét = 15 — 12(2×6) = 3 tức là hào 3 động.
Tiên sinh đoán rằng: Chùa tất phải toàn thể trụ trì là đàn ông; mà nay quẻ lại cho biết toàn âm, tức có đàn bà (Trùng Khôn thuộc âm), ắt có triệu chia rẽ, lấn áp của đàn bà. Tiên sinh dò hỏi ra, quả nhiên có họa đó. Tiên sinh bèn bảo với Sư ông trụ trì trong chùa: “Sao chữ Lâm không thêm 2 nét đá, nếu thêm hai nét đá nữa thì ắt trong chùa không có đàn bà, tất nhiên trong chùa không xảy ra sự lộn xộn nào hết”. Sư ông tin lời, bèn cho thêm vào chữ Lâm 2 nét đá nữa, quả nhiên trong chùa vô sự.
Giải đoán: Chùa ở phải toàn dương, mà quẻ lại cho biết toàn âm cho nên quẻ không tốt, vì có nghĩa là quần âm bác dương (đàn bà lấn áp, chia rẽ đàn ông). Nếu thêm vào chữ Lâm hai nét đá nữa, thành ra 10 nét (Xem hình vẽ):
10 — 8(1×8) = 2, tức là Đoài, hợp với quẻ Cấn ở Thượng quái.
Thì được quẻ Sơn Trạch Tổn, đệ ngũ hào động. Biến quái thì được quẻ Phong Trạch Trung Phu. Hổ quái thì thấy Khôn, Chấn; Tổn giả ích chi (Tổn là có lợi). Dụng quái và quẻ Hổ của Dụng đều sinh Thể cả (Cấn và Khôn thuộc Thổ sinh Thể: Kim) là quẻ rất tốt, ắt được yên ổn.
Cách Bố Quẻ:
Chánh quái
Sơn Trạch Tổn
(Tổn quái)
Chữ Tây 7 nét: Cấn
_____
__ __ * Dụng
__ __ Cấn: Thổ
Chữ Lâm 10 nét: Đoài
__ __
_____ Thể
_____ Đoài: Kim
Hổ quái
__ __
__ __ Khôn: Thổ
__ __
__ __
__ __ Chấn: Mộc
_____
Biến quái
Phong Trạch Trung Phu
(Trung Phu)
_____
__ __ Tốn: Mộc
__ __
__ __
_____
_____ Đoài: Kim
7 + 10 = 17 — 12(2×6) = 5, tức hòa 5 động.
Lưu ý: Từ toán Quan Mai cho tới toán chùa Tây Lâm đều thuộc về số Tiên Thiên, nghĩa là trước tiên dùng số, lấy số đó mà lập ra quái, cho nên gọi là Tiên Thiên số.
Theo MAI HOA DỊCH SỐ-Của Thiệu Khang Tiết.
Tags: bảng mạng cung, bảng mệnh cung, bát quái, cách bấm quẻ, cách bố quẻ bói, mai hoa dịch số, mạng hỏa, mạng kim, mạng mộc, mạng thổ, mạng thủy, phong thủy, quẻ cấn, quẻ chấn, quẻ khôn, quẻ tốn, quẻ đoài, vat pham phong thuy