Nguyên tắc trong thiết kế cầu thang hợp phong thủy đem vận may vào nhà
– Chiều cao của lan can: không liên quan đến độ dốc hay chiều rộng của cầu thang, chiều cao tiêu chuẩn của lan can từ mặt bậc lên tới tay vị của lan can là 900 mm, không được thấp hơn 80mm.
Cầu thang là một bộ phận quan trong trong những ngôi nhà cao tầng. Thiết kế cầu tháng hợp phong thủy góp phần mang đến vân may cho nhà bạn.
Cầu thang được xem như xương sống của ngôi nhà, nó kết nối các tầng với nhau. Chính vì thế, cầu thang được xem là phương tiện vận chuyển khí đi khắp ngôi nhà. Nếu cầu thang được thiết kế hợp phong thủy thì sẽ mang lại vượng khí tốt cho ngôi nhà, nếu không, nhiều hung khí sẽ bủa vây nhà bạn.
Cầu thang có vị trí quan trọng trong phong thủy nhà ở
Do đó, vị trí và phương hướng xây dựng cầu thang cần phải tính toán rất tỷ mỷ và cẩn thận. Dưới đây là những nguyên tắc phải nhớ khi thiết kế cầu thang trong nhà:
Những cấm kị khi xây cầu thang trong nhà:
– Cầu thang lao thẳng ra cửa chính.
– Cầu thang xây có độ dốc cao.
– Cầu thang xây chính giữa chia đôi căn nhà.
– Cầu thang đặt đối diện với nhà vệ sinh.
– Cầu thang đặt đối diện với bếp.
– Cầu thang bị thiếu ánh sáng.
Những yếu tố trên sẽ khiến cho khí trong nhà không được thông thoáng và hơn hết, việc di chuyển trong nhà của các thành viên cũng không thuận tiện, dễ dàng. Cầu thang tối, độ dốc cao thường gây nguy hiểm cho những gia đình có trẻ em và người già.
Cầu thang nhà ở cần có ánh sáng để thuận lợi cho di chuyển
Thiết kế cầu thang trong nhà như thế nào cho hợp phong thủy?
Không dùng loai cầu thang xoắn quanh cột
Cầu thang này sẽ tạo ra một luồng khí xoắn quanh cột, khiến dương khí bị xoắn lại hại gia chủ và người nam trong nhà. Tùy vị trí cầu thang với các phương vị của nhà mà hại gia chủ hoặc các thành viên khác trong nhà như: (Càn – Cha), (Khảm – Trung nam), (Chấn – Trưởng Nam), (Cấn – Thiếu nam), (Khôn – Mẹ), ( Ly – Trung nữ), (Tốn – Trưởng nữ), (Đoài – con út).
Vị trí xoắn của cầu thang ở gần khu vực phòng ngủ hay phòng làm việc của người nào thì khả năng gặp hung khí của người đó càng cao.
Không xây bâc cầu thang lên xuống hở
Trong thiết kế cầu thang phong thủy, cầu thang không được thoái khí và phải đảm bảo tính chứa và dẫn khí. Hai bên bậc cầu thang phải có thành cầu thang để che chắn. Những cầu thang xây theo kiểu hiện đại như cầu thang xương cá, cầu thang không có thành chắn đều không tốt vì nó đã bị thoát hết khí.
Tránh đặt cầu thang giữa nhà
Căn nhà bao giờ cũng chia làm 9 cung. Phần giữa là trung cung hay còn gọi là biệt cung. Đặc biệt cấm kỵ đặt cầu thang tại đây. Bởi vì trung cung thuộc hành Thổ, sẽ bị cầu thang thuộc hành Mộc sẽ khắc với nhau theo quan niệm trong ngũ hành.
Tránh xây nhà vệ sinh ở gầm cầu thang
Thường cầu thang bao giờ cũng đặt vị trí tốt để thu hút dương khí vận chuyển lên các tầng. Nhưng nếu đặt nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang, thì vô hình đã làm giảm mất cái tốt của cầu thang đó. Vì nhà vệ sinh trong một số trường hợp, dùng để yểm trấn những vùng khí trường xấu như Thiên Hình, Đại sát.
Vị trí đặt cầu thang :
Cụ thể tầng 1 cầu thang đặt ở đầu hành lang. Lên tầng 2- 3 thì cầu thang lại đặt cuối hành lang hoặc vị trí khác. Như vậy là không tốt làm cho khí trường bị đứt đoạn không thông suốt.
Thiết kế cầu thang hợp phong thủy và mang tính khoa học trong kiến trúc
Trong thiết kế cầu thang, ta phải biết phối hợp giữa kiến thức Phong thủy và khoa học kiến trúc cho thật hài hòa, mới đem lại cho người sử dụng những thuận lợi có ích và đúng nguyên tắc phong thủy.
Về phong thủy:
– Cầu thang nên đặt nơi thoáng đãng, sinh khí dồi dào.
– Cầu thang luôn đi lên từ hướng tốt của gia chủ.
– Cầu thang nên bố trí vào các cung : Âm quý nhân, Dương Qúy Nhân, Thiên mã, Thiên Lộc, Đào Hoa. Tránh các cung có Thiên hình, Đại sát . Khi điểm cung thần sát cho ngôi nhà.
– Trong Phong thủy, cầu thang còn được coi như khúc ruột trong cơ thể người. Bởi vậy tránh làm cầu thang đứt đoạn.
Thông số kỹ thuật với cầu thang nhà dân dụng
– Chiều rộng của bản thang: Trong kiến trúc nhà ở dân dụng hiện nay,cầu thang thường rộng từ 0,8 m đến khoảng 1,2m hoặc 1,5m
– Độ dốc của cầu thang: Độ dốc của cầu thang phụ thuộc vào chiều cao nhà, và quyết định bởi tỷ lệ chiều cao và chiều rộng của bậc thang,được tính bằng công thức 2h + b = 600 mm (trong đó h là chiều cao bậc thang; b là chiều rộng bậc thang).Trong các công trình kiến trúc,độ cao của bậc thang trong nhà thường từ 150 đến 180 mm,chiều rộng tương ứng từ 250 đến 300 mm.
– Kích thước của chiếu nghỉ: Chiều rộng của chiếu nghỉ không được nhỏ hơn chiều rộng của thân thang, đồng thời phải thuận tiện trong quá trình vận chuyển.
– Chiều cao của lan can: không liên quan đến độ dốc hay chiều rộng của cầu thang, chiều cao tiêu chuẩn của lan can từ mặt bậc lên tới tay vị của lan can là 900 mm, không được thấp hơn 80mm.
– Số bậc cầu thang : có thể ứng dụng 1 trong 2 phương pháp sau:
+ Số bậc của mỗi tầng, cũng như của toàn thang, tính từ bậc thứ nhất đến kết thúc phải rơi vào cung “Sinh” trong vòng tuần hoàn “Sinh”, “Lão”, “Bệnh”, “Tử”. Thông thường tổng số bậc cầu thang là bậc lẻ như 21, 19, 17 … Số lượng bậc thang được tính từ bậc thứ nhất cho tới điểm kết thúc (chiếu tới, hành lang). Nếu có chiếu nghỉ thì chiếu nghỉ được tính như một bậc thang bình thường.
(Ghi nhớ công thức: 4*n + 1 = số bậc)
+ Tránh làm cầu thang quá dài từ tầng này lên tầng khác. Cầu thang càng dài thì khí càng yếu. Số bậc cầu thang mỗi tầng phải chia hết cho 4 và dư 1.
Tham khảo những lưu ý về thiết kế cầu thang trên đây trước khi xây nhà để bạn và kiến trúc sư đưa ra đươc những phương án tốt nhất trước khi khởi công.