Những lưu ý phong thủy khi mua lại nhà cũ
Ngày nay, cùng với tốc độ phát triển đô thị ngày càng nhanh, lượng giao dịch nhà ở củng vì thế mà tăng theo, trong đó tỉ lệ giao dịch mua bán nhà cũ cũng ngày một lớn
Khi mua nhà cũ nếu như không lựa chọn thận trọng sẽ ảnh hưởng đến gia đình và sự nghiệp, sau khi mua xong vào ở, nếu vận khí không tốt lại phải bán đi, không những thua lỗ về mặt tiền bạc, mà nó còn gây nhiều ảnh hưởng xấu không thể lường hết được. Đế tránh những tổn thất không đáng có, khi mua nhà cũ đã qua tay sử dụng, bạn có thể tìm hiểu về những phương diện sau đây:
(1) Tìm hiểu nguyên nhân bán nhà
Chú nhà cũ phái chăng đã xảy ra tình hình bất lợi như là gặp chuyện thương vong khi ở nhà đó, tìm hiểu tình hình về sự nghiệp, gia đình, vận khí của họ trong thời gian ở trong nhà dó, tìm hiểu nguyên nhân bán nhà là vấn dề rất quan trọng.
(2) Tìm hiểu bố cục thiết kế nhà
Vì nhà cũ thường có bố cục thiết kế không hợp lý nên phải hết sức lưu ý. Bố cục không tốt, ví dụ như cửa mở ra đối diện với ban công, cửa phòng bếp đối diện với cửa sổ, cửa phòng vệ sinh đối diện với cửa sổ là kiểu bố cục không tụ tài, nếu gặp lúc vận nhà đương vượng thì của cải vào và cũng ra khỏi nhà nhiều, gặp lúc vận nhà suy, của cải vào nhà thì ít, ra khỏi nhà thì nhiều, gia đình sẽ lụi bại. Còn phải xem xét đến vị trí của phòng bếp và phòng vệ sinh, nếu như vị trí hai không gian này không hợp lý nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người trong nhà.
(3) Tìm hiếu môi trường xung quanh
Khi mua nhà cũ phải xem xét kỹ các vấn đề môi trường xung quanh nhà và quan hệ hàng xóm. Điểm cốt yếu của phong thuỷ là trời, đất và con người hoà hợp nhau, vì môi trường khu vực có nhà cũ lộn xộn hơn so với khu vực nhà mới xây cất. Nhân tố môi trường có quan hệ trực tiếp đến sự tốt xâu của chất lượng cuộc sống người ở sau này.
(4) Tìm hiểu vận suy, vượng của nhà
Nhìn từ góc độ phong thuỷ học thì đây là một trong những khâu rất quan trọng, cũng là mấu chốt của sự thay đổi vận khí tốt hay xấu trong nhà sau khi bạn đến ở. Hiện tại đa số nhà cũ bán là nhà 7 vận (1984 ~ 2003), từ năm 2004 bắt đầu tiến vào nhà 8 vận (2004-2023). Khi chủ cũ mua nhà, lúc đó tài vận của nhà đang vượng, nhưng khi người đó bán nhà đi nó đã bắt đầu chuyển sang vận suy. Mua được nhà đã đến vận suy vận khí không tôt. Cho nên khi mua nhà cũ xem vận nhà suy hay vượng là việc không thể xem nhẹ.
Dưới đây là số các sơn hướng, địa vận:
Cung càn (hướng Đông Nam) có Thìn sơn hướng Tuất, càn sơn hướng tốn, Hợi sơn hướng Tị, địa vận 160 năm; cung đoài (hướng đông) có canh sơn hướng Giáp, Dậu sơn hướng Mão, Tân sơn hướng Ât, địa vận 140 năm; cung cấn (hướng Tây Nam) có Sửu sơn hướng Mùi, cấn sơn hướng khôn, Dần sơn hướng Thân, địa vận 120 năm; cung ly (hướng Bắc) có Bính sơn hướng Nhâm, Ngợ sơn hướng Tý, Đinh sơn hướng Quỹ, địa vận 100 năm; cung khảm (hướng Nam) có Nhâm sơn hướng Bính, Tý sơn hướng Ngọ, Quý sơn hướng Đinh, địa vận 80 năm; cung khôn (hướng Đông Bắc) có Mùi sơn hướng Sửu, khôn Sơn hướng cấn, Thân sơn hướng Dẫn, địa vận 60 năm; cung chấn (hướng Tây) có giáp sơn hướng canh, Mão sơn hướng Dậu, Ất sơn hướng Tân, địa vận 40 năm; cung tốn (hướng Tây Bắc) có chân sơn hướng Tuất, tốn sơn hướng càn, Tị sơn hướng Hợi, địa vận 20 năm.
(5) Tránh nhà cũ có trở ngại về phong thủy
Tại sao có những ngôi nhà chí vừa bước vào thôi đã cảm thấy như ngồi trước gió xuân, nhưng cúng có ngôi nhà khi bước vào tinh thần cảm thấy ngột ngạt, ức chế, đứng ngồi đều không yên? Đây chính là sự khác nhau xấu tốt về bố cục. Bố cục 4 bề rộng thoáng, sáng sủa, bài trí hài hoà là kiểu nhà để bạn lựa chọn. Nhưng nếu gặp những loại nhà dưới đây thì nên xem xét.
– Tiền thông hậu thống, nhân tài lưỡng không
Cửa nhà tạo với ban công thành một đường thẳng phải dùng bình phong hoặc huyền quan ngăn cách, vì trước sau thông nhau có thể nhìn thấu từ cửa vào qua ban công, ngạn ngữ có câu: “Tiền thông hậu thông, nhân tài lưỡng không”. Hơn nữa gió vì thế có thể thổi mạnh xuyên qua nhà dễ làm cho người ở trong nhà sinh bệnh.
– Cửa nhà đối diện với thăng điện hoặc cầu thang bộ.
Cửa nhà đối diện với thang điện hoặc cầu thang bộ là phạm xung, vốn nhà là nơi tụ khí dưỡng sinh, nếu như để cửa đối diện với thang điện hoặc cầu thang bộ thì sinh khí trong nhà sẽ bị hút đi hết, như vậy là đại kị. Phương pháp bổ cứu là dùng bình phong hoặc huyền quan ngăn cách.
– Bố cục kiếm xuyên tim.
Nếu như cửa chính của nhà đối diện thắng với trục hành lang, đây cũng là xung sát, hành lang càng dài, nhà càng bất lợi, đây gọi là bố cục kiếm xuyên tim, nếu không dùng bình phong ngăn chặn thì không nên ở trong nhà này.
– Bố cục lọt khí
Nếu cửa số mở ra bên ngoài là hành lang thì đó thuộc bố cục lọt khí, với những không gian có tính riêng tư kín đáo, như vậy là không thể được, đối với nhà ở chung như vậy cũng gây bất lợi. Ngoài ra, nhà có quá nhiều cứa sổ cũng xếp vào loại bố cục lọt khí, nhưng nếu quá ít cửa sổ thì lại thiếu sinh khí, đều không thuộc cát, cần được thay đổi.
Cửa chính nhà không được đối diện với cửa phòng vệ sinh. Ngoài ra, cứa phòng ngủ và cửa phòng vệ sinh cũng không được đối diện nhau, phòng ngủ và cửa phòng ngủ không được đối diện thắng nhau, những bố cục như vậy đều phạm môn xung.
Cửa phòng vệ sinh và cửa phòng bếp không được bố trí kề nhau. Nếu bố trí hai loại cửa này kế nhau thì cửa phòng vệ sinh phải được đóng kín thường xuyên, tránh ô nhiễm cho phòng bếp.
– Trần nhà nên thiết kế cao
Trong phòng ngủ, phòng khách hoặc phòng ăn nếu có xà nhà thì phải nhớ không được để xà nhà chiếu thẳng xuống giường và chỗ ghế ngồi, hơn nữa trần nhà nên thiết kế cao chứ không nên thấp.
– Cố gắng tránh có nhiều góc
Bên trong nhà cố gắng đừng để có quá nhiều góc nhọn, nhiều nhà cao tầng hiện đại, phòng khách có hình lăng trụ, thường xuất hiện nhiều góc trong phòng, như vậy không những có sát khí mà còn làm cho phòng khách mất đi sự hài hòa thống nhất. Nếu xuất hiện tình hình này nên dùng tủ che chắn các góc lại. Trường hợp không thể đặt được tủ thì có thể bố trí chậu cây cảnh vào vị trí góc, như vậy có thể làm tiêu giảm sự ảnh hưởng của góc nhà đối với phong thuỷ phòng khách.
Theo Phong thủy