Thuộc tính của Âm và Dương
Trong phong thủy, biết vận dụng quy luật Âm–Dương sẽ mang lại sự cân bằng, hài hòa và có được vận may.Ngược lại, trạng thái cân bằng Âm –Dương bị phá vỡ se mang đến vận rủi.
Âm và Dương tượng trưng cho nhiều lĩnh vực của cuộc sống và được các triết gia Hồng Kông sử dụng để đánh giá tình cảm, tính cách hoặc thái độ cư xử của con người. Âm tượng trưng cho mặt trăng và mặt tiêu cực của bản chất con người. Dương tượng trưng cho mặt trời và mặt tươi sáng, kiên cường, năng động của con người.
Dương cũng tượng trưng cho trời, sức mạnh và năng lượng Dương. Thuộc tính của Dương là cứng rắn, sôi nổi, nóng. Dương là rồng trong phong thủy.Núi và thế đất cao thuộc Dương. Nhà cao tầng, kiến trúc đồ sộ và tiếng ồn tạo ra năng lượng Dương.
Biểu tượng Âm/Dương cho thấy khi hai lực đối nghịch của cuộc sống hòa hợp với nhau sẽ tạo nên sự hợp nhất.Một chút Âm trong phần Dương và một chút Dương trong phần Âm chứng tỏ không có thành phần nào đứng độc lập một mình.
Âm tượng trưng cho trái đất, mặt trăng, bóng tối và năng lượng Âm. Thuộc tính của Âm là lạnh lùng, mềm mỏng, cái chết và số lẻ. Âm là hổ trong phong thủy. Thung lũng, suối và nước thuộc Âm. Nơi chôn cất, thờ phụng và đất bằng sinh ra năng lượng Âm. Âm và Dương tương tác liên tục, biến đổi không ngừng.Vì vậy, mùa hè nhường chỗ cho mùa đông, rồi mùa đông nhường cho cho mùa hè. Đêm tiếp theo ngày. Mặt trăng nhường chỗ cho mặt trời. Bóng tối trở thành ánh sáng.
Năng lượng Âm mạnh trong những tháng mùa đông, khi bóng tối chiếm ưu thế, nhưng năng lượng Âm sẽ yếu đi khi năng lượng Dương của mặt trời mùa hè phát huy ảnh hưởng của nó.
Nên tránh tình trạng quá nhiều Âm, quá lặng lẽ và không có sức sống. Ngược lại, một nơi quá nhiều Dương thì sẽ quá mạnh, làm mất thế quân bình và mang đến vận rủi.
Tags: Âm và Dương, năng lượng âm, năng lượng dương, phong thủy