Cách đặt bếp và chậu rửa không phạm đại kị, nhà cửa sung túc
Bồn rửa thuộc Thủy, do đó hãy ưu tiên bố trí nó ở các khu vực như Bắc, Đông hoặc Đông Nam. Nếu không chọn được 3 phương vị này, có thể bố trí tạm ở góc phía Tây. Còn bếp nấu nên đặt tại góc phía Nam, hoặc Đông và Đông Nam. Để có căn bếp hợp phong thủy đương nhiên phải bố trí hợp lý vị trí của bồn rửa và bếp trên cơ sở hài hòa giưa hai yếu tố Thủy và Hỏa.
Phòng bếp trong ngôi nhà hiện đại ngày nay bao gồm hai yếu tố đối lập, xung khắc với nhau đó là bếp (thuộc hỏa) và bồn rửa (thuộc thủy). Do đó bếp và chậu rửa phải được bố trí hợp lý để tránh các yếu tố khắc nhau quá mạnh gây bất lợi.
Theo phong thủy, bếp sinh ra hỏa khí, nước là thủy khí, bản chất hai yếu tố này xung khắc với nhau. Do đó, bồn rửa, vòi nước và tủ lạnh tuyệt đối không được đặt quá gần hoặc đối diện với bếp nấu. Nếu không gian chật hẹp hãy đặt thêm một chiếc bàn hoặc ngăn cách bếp nấu với bồn rửa bằng một khoảng bàn để chuẩn bị thực phẩm ở giữa. Khoảng cách giữa bếp và bồn rửa ít nhất phải được 60cm.
Bồn rửa thuộc Thủy, do đó hãy ưu tiên bố trí nó ở các khu vực như Bắc, Đông hoặc Đông Nam. Nếu không chọn được 3 phương vị này, có thể bố trí tạm ở góc phía Tây. Còn bếp nấu nên đặt tại góc phía Nam, hoặc Đông và Đông Nam. Để có căn bếp hợp phong thủy đương nhiên phải bố trí hợp lý vị trí của bồn rửa và bếp trên cơ sở hài hòa giưa hai yếu tố Thủy và Hỏa.
Bếp và bồn rửa nên đặt cách nhau tối thiểu khoảng 60cm
Ngoài ra, theo phong thủy bếp, vị trí đặt bếp phải “tọa hung” còn hướng bếp phải “hướng cát” mới giúp mang lại may mắn cho gia đình, đồng thời có thể hạn chế phần nào phong thủy xấu của ngôi nhà. Bếp đặt “tọa cát hướng cát” (đặt tại vị trí tốt, quay về hướng tốt) thực ra không tốt bằng “tọa hung hướng cát” (đặt tại vị trí tốt quay về hướng xấu). Điều này cũng dựa theo quan niệm trong “Kim quang đẩu lâm kinh”: “Cửa bếp (miệng bếp) là nơi đưa củi vào đáy nồi để đốt nên phải đặt nó quay về hướng lành, như vậy nhà sẽ nhanh có phúc”. Với bếp gas thì cửa bếp chính là phần có nút điều chính, bật tắt bếp, tức hướng bếp trùng với hướng phía sau lưng của người đứng nấu.
Trường hợp bếp nấu và bồn rửa sắp xếp thẳng hàng dọc theo vách tường phía Tây của căn bếp thì hãy đặt bồn rửa tại phía Bắc, bếp ở phía Nam. Ngược lại, nếu bếp và bồn rửa đặt thẳng hàng nhau dọc theo vách tường phía Đông của căn bếp thì hãy đặt bếp ở phía Bắc còn bồn rửa ở phía Nam. Trường hợp bếp và bồn rửa đặt thẳng hàng nhau dọc theo vách tường phía Bắc của căn bếp thì hãy đặt bếp ở phía Đông còn bồn rửa ở phía Tây. Ngược lại, nếu bếp và bồn rửa đặt thẳng hàng nhau sát dọc theo vách tường phía Nam của căn bếp thì hãy đặt bếp ở phía Tây còn bồn rửa ở phía Đông.
Xét cả trên phương diện phong thủy và kiến trúc, theo chuyên gia Phạm Cương, theo Ngũ hành, toàn bộ gian bếp có thuộc tính Hỏa. Chỉ riêng bồn rửa do chứa nước nên mang tính thủy. Theo thực tế trải nghiệm thì hai yếu tố này đặt cạnh nhau khó có thể tạo nên xung đột có hại cho gia chủ. Theo đó, tương tác xấu chỉ xuất hiện khi bếp nấu và bồn đặt ở vị trí đối diện với nhau, tức là căn bếp rơi vào thế hỏa môn đối với thủy khẩu.
Khi đó, phía mặt tiền của bếp nấu hoặc hướng bếp sẽ là nơi nhận được quá nhiều thủy khí khiến cho hỏa khí không được vượng. Phong thủy còn gọi kiểu bếp này là “thủy hỏa tương xung” khiến người trong nhà dễ mâu thuẫn nhau, từ đó khiến công việc làm ăn kém thuận lợi. Thực tế, phần lớn thiết kế bếp tại Việt Nam hiện nay có rất ít trường hợp bếp đối diện bồn rửa, chủ yếu là kiểu bếp thuận chiều hoặc vuông góc với bồn rửa.