Bố trí đường dẫn nước vào nhà hợp phong thủy
Đường nước dùng để chỉ đường dẫn nước vào và ra.
Người xưa một mặt ý thức được việc dòng nước có thể ảnh hưởng đến khí, “ khí dương thổi theo gió, khí âm thổi theo nước” – “Nơi có khí thuận theo âm dương thích hợp để sinh sống”, mặt khác cũng cho rằng, nước là nguồn mang lại sự giàu có vì thế đặc biệt coi trọng đường nước, coi nó là thần bảo hộ và đường sinh mệnh.
Tiêu chuẩn đường nước hợp lý là: “thiên môn khai, địa hộ bế”. Nơi nào nước chảy đến gọi là cửa trời, nước đến mà không thấy nguồn gọi là cửa trời mở. Nơi nước chảy đi gọi là cửa đất, nơi không thấy nước chảy đi gọi là của đất đóng. Nước chảy đi tượng trưng cho của cải, cửa mở của cải đến, cửa đóng thì của cải dùng không hết. Cửa trời cửa đất đã giới định cả một khu vực xóm làng, tượng trưng cho nhà cửa và linh hồn của xóm làng.
Trước cửa nhà có nước gọi là tiền đường tụ thủy, tư tưởng truyền thống cho rằng thế là có phúc trạch, nước đã trở thành biểu tượng của Phúc.
Kiến trúc ngày nay muốn bù đắp sự thiếu hụt nước tự nhiên do thiên nhiên ban tặng nên đã dùng phương pháp thủ công đào ao hay suối phun nước. Những tia nước vút lên ngụ ý mong muốn cho của cải đến nhiều.
Nước là nguồn gốc cuộc sống của nhân loại, cũng có người cho rằng nước là nguồn gốc của của cải. Trong phong thủy quan niệm, nếu cửa mở ở vị trí tốt, trước nhà có nước sẽ tự nhiên sinh của cải, sẽ mang đến sự giàu có cho chủ nhân. Nếu cửa mở ở vị trí xấu dòng nước đó sẽ mang đến những điều không hay cho người ở.