Những vật phẩm hóa sát, trừ tà phổ biến trong phong thủy – P.3
23. Thủy Tinh Cầu
Thủy tinh cầu (Thạch Anh cầu) trước đây vốn dĩ là 1 loại chuyên dùng cho các vị tu theo phái Mật Tông Tây Tạng, dùng để trợ cho các vị ấy pháp tu viên mãn. Nó có hình dạng 1 quả cầu tròn, có thể làm bằng Pha Lê, có thể làm hay Thạch Anh.
Trong Phong Thủy, Thủy tinh cầu được dùng để tăng cường năng lượng. Cần tìm phương vị tốt thích hợp mà đặt nó, vì nếu đặt vào nơi xấu nó cũng sẽ thúc đẩy cái xấu. Các quả Thủy tinh cầu năng lượng phát ra không bằng Thạch Anh cầu, và trong các loại thì Thạch Anh Tím phát ra năng lượng mạnh nhất.
24. Niên Niên Hữu Dư
Đây là bức tranh vẽ hình cá (thường là 8 con đỏ và 1 con đen) và hoa sen, trên viết 4 chữ Niên Niên Hữu Thực. Nhiều người giải thích cho rằng hoa sen (liên) hàm ý liên tục, cá là biểu tượng tài lộc trong Phong Thủy, và gán ghép thành ý “tài lộc liên tục”.
Nhưng thực ra đây là câu thành ngữ xuất phát từ vùng núi Trung Quốc. Vốn dĩ ngày xưa vùng núi không gần sông biển, nên cá rất đắt đỏ, chỉ những nhà giàu có mới có tiền ăn. Cho nên người ta vẽ tranh cá và đề trên đó 4 chữ Niên Niên Hữu Thực (nghĩa là “luôn luôn no đủ”, ngụ ý ước mơ được giàu có) mà cầu mong được Dư dả để có cá ăn quanh năm suốt tháng.
Lâu dần nó trở thành biểu tượng Phong Thủy. Và hoa sen chính là cái vẽ thêm sau này, vì hoa sen có lá thuộc dạng hình phễu, là 1 loại hút sóng rất mạnh, thêm vào để Thu Hút sự mong cầu của mình đến nhanh. Ngoài ra, sen còn là biểu tượng của sự an lành. Cho nên tranh Niên Niên Hữu Dư là biểu tượng để kích hoạt Tài Lộc trong Phong Thủy.
25. Trúc Báo Bình An
Bình trong Phong Thủy là biểu tượng của Bình An. Cho nên nếu các bạn xem phim Trung Quốc luôn thấy người ta chưng rất nhiều bình trong nhà là vậy.
Trúc vừa tượng trưng cho người quân tử, vừa là biểu tượng, Bình An, Thịnh Vượng. Nên ngày xưa người ta hay trồng trúc quanh nhà là thế, vừa lấy bóng mát, giữ đất, vừa mong cầu bình an, sung túc.
Trúc Báo Bình An chính là dùng 1 cái bình đẹp cắm biểu tượng cây trúc vào đó. Đây là biểu tượng của Bình An và Thịnh Vượng.
26. Long Mã
Đây cũng là 1 loại thú ghép giửa Long và Mã (rồng và ngựa). Long có tính biến hóa, uyển chuyển; Mã có tính dũng mãnh, khôn ngoan; nên Long Mã là sự kết hợp tuyệt vời. Nó thích hợp với những người làm cơ quan nhà nước, ở vai trò lãnh đạo. Trong Phong Thủy, Long Mã ngoài việc dùng tạo uy quyền cho lãnh đạo, còn chuyên hóa giải Tam Sát như Long Quy. Long Quy thì mang tính chịu đựng, còn Long Mã mang tính đấu tranh.
27. Hồ Lô Bát Tiên
Là hồ lô đồng có hình tượng Bát Tiên xung quanh thân hồ lô, mỗi vị cầm 1 món binh khí của mình.
Bát Tiên là 8 vị Tiên trong truyền thuyết Trung Quốc (Hà Tiên Cô, Lam Thái Hòa, Trương Quả Lão, Hớn Chung Ly, Lý Thiết Quài, Lã Đồng Tân, Tào Quốc Cữu, Hàn Tương Tử), tài phép vô song, chuyên Trảm yêu Trừ ma, tạo phúc trong tánh. Trong Phong Thủy, 8 vị Bát Tiên này tượng trưng cho sự trấn giữ 8 hướng, cho nên bày trí Bát Tiên trong nhà dù dưới hình thức nào (tranh, tượng, hồ lô Bát Tiên, dĩa Bát Tiên…) cũng mang lại sự tốt lành cả.
Hồ lô có tính Hút, nên việc dùng Hồ lô để Hóa Giải hay kích hoạt cũng dùng tính năng này.
Hồ lô Bát Tiên là loại Pháp Khí của Mật Tông Tây Tạng cũng lợi dụng tính năng hút này, nó có công dụng kích hoạt Vượng Khí rất tốt, và công năng trừ tà mạnh nhờ vào hình tượng Bát Tiên. Cho nên việc đặt Hồ lô Bát Tiên phải tìm vị trí Vượng Khí thích hợp để đặt nó, không thể đặt bừa bãi.
28. Kim Thiền, Ngọc Thiền
Chữ Thiền này là chữ Thiền trong bộ Trùng của chữ Hán, có ý nghĩa là “con ve”. Vậy Kim Thiền là biểu tượng con ve bằng đồng, còn Ngọc Thiền là biểu tượng con ve bằng ngọc.
Ve phát ra âm thanh rất lớn, và liên miên, nên ve cũng là biểu tượng của sự Miên Miên Bất Tận. Công dụng của việc đặt Ve trong nhà là giúp trẻ tiến bộ trong học tập, không ngừng phấn đấu, luôn giành vị trí cao trong trường lớp. Với các bé có thể tìm Ngọc Thiền cho các cháu đeo, có thể giúp các cháu trở nên siêng năng cần mẫn, và có chí hướng hơn.
29. Voi đồng
Trước đây, Vzone đã từng đề cập đến hình tượng voi trấn trạch trong Phong Thủy, nay xin được giới thiệu lại lần nữa.
Voi rất giỏi hút nước, mà nước (Thủy) là tiền tài, nên công dụng đầu tiên của Voi chính là Hút tài lộc. Voi cũng là con vật chuyên chở nặng, nên người ta lợi dụng tính năng này của Voi để chống đỡ các áp lực nặng trong Phong Thủy. Ngoài ra Voi Đồng còn dùng để Hóa Giải các Hình Sát như: Thiên Kiều Sát, Thích Diện Sát.
Voi Đồng có nhiều dạng: có khi chỉ là cặp voi bằng đồng bình thường, có khi Voi đồng chở trên lưng 1 chú Cóc 3 Chân, có khi Voi chở trên lưng là 1 cái đấu (giống cái đấu đựng cống phẩm ngày xưa), có khi Voi chở trên lưng là 1 cái Hốt Như Ý… Nhưng tựu trung công dụng kích hoạt tài lộc của chúng đều như nhau.
30. Hốt Như Ý
Nếu các bạn để ý trong bộ tượng Tam Đa (Phúc Lộc Thọ), tượng Ông Phúc trên tay có cầm một vật, vật này gọi là Hốt Như ý này. Ý nghĩa của nó cũng giống như tên gọi, thỏa mãn ước nguyện và việc gì cũng như ý. Hốt Như Ý có thể làm bằng nhiều hình tượng khác nhau, nhưng nếu làm rời 1 mình nó thì thường làm bằng chất liệu ngọc, đá Thạch Anh.
Thường thấy nhất là biểu tượng Hốt Như Ý đi kèm với các con thú lành hay Linh Thú. Như Rồng cầm Hốt Như Ý, Long Quy chở Hốt Như ý, voi chở Hốt Như Ý. Khi đi kèm với Hốt Như Ý thì Lực Hóa Giải hay Chiêu Tài, kích Vượng của các Linh Thú cũng mạnh lên nhờ vào ý nghĩa của Hốt Như Ý.
31. Hoa Mẫu Đơn
Hoa mẫu đơn được tôn vinh nhiều nhất trong thời nhà Đường, nhất là vào những năm của Vua Đường Minh Hoàng trị vì. Có 2 câu thơ của nhà thơ Lý Chánh thời ấy nói về hoa mẫu đơn như sau:
Thiên hương tại nhiễm y
Quốc sắc triều cam rượu
(Hương trời nhuộm lên áo, quốc sắc như say rượu)
Cho nên hoa mẫu đơn còn được gọi là Quốc Sắc Thiên Hương chi hoa. Còn nhà thơ Âu Dương Tu thì ca ngợi hoa mẫu đơn là “Thiên hạ chân hoa độc mẫu đơn” (trong thế gian chân chính xứng mang tên hoa chỉ có mẫu đơn). Chính vì 2 nhà thơ lớn này ca ngợi mà Hoa Mẫu Đơn được xem như là biểu tượng của Phú Quý, sang cả. Khi chưng Hoa Mẫu Đơn trong Bình đẹp, là ta đã có 1 biểu tượng “Phú Quý Bình An” trong Phong Thủy vậy.
Mặt khác, vẻ đẹp đầy đặn của Dương Quý Phi (Dương Ngọc Hoàn, 1 trong Tứ Đại Mỹ Nhân của Trung Quốc) được Đường Minh Hoàng say đắm đến mất cà ngôi vua, nên Hoa Mẫu Đơn còn là biểu tượng của Đào Hoa, dùng để kích hoạt trong Tình Duyên. Nhưng khi 2 vợ chồng trẻ chưng trong phòng thì giúp tình cảm vợ chồng thêm nồng thắm, còn vợ chồng trung niên hay đứng tuổi mà chưng trong phòng ngủ sẽ khiến các ông dễ… lập thêm phòng nhì, hay có bồ nhí bên ngoài.
32. Bảo Giải
Giải chính là con cua. Cua thường có tính đi ngang, cho nên công năng của nó đầu tiên phải nói đến là đánh bại những kẻ ngang ngược, kiếm chuyện vô cớ, hoành hành trong cơ quan, công sở. Ngoài ra cua có cái khí thế hơi… bá đạo, nên nó cũng là 1 vật dùng để trị tà (mà là những nơi chuyên bị âm binh khuấy phá).
Cua thường được làm bằng đồng. Nhiều nơi người ta làm không chỉ dạng cua bình thường bằng đồng, mà còn làm thêm các thỏi vàng bên dưới, ngụ ý Bảo Giải Cát Tường (cua báu đem lại may mắn, tốt lành).
Long Phụng tức Rồng và chim Phượng Hoàng là 2 Linh Thú đứng đầu trong Tứ Linh. Thông thường người ta dùng Rồng để tượng trưng cho người nam, còn chim Phượng Hoàng tượng trưng cho người nữ, nên trong các đám cưới người ta dùng kèm biểu tượng Rồng Phượng là vì quan niệm này. Bên cạnh đó, người ta cũng chúc những câu như: Long Phụng hảo hợp, Long Phụng hòa duyên… Trong chế độ phong kiến xưa, chỉ có Vua và Hoàng Hậu mới được ví với Rồng và Phượng Hoàng, đủ thấy đây là 2 biểu tượng Linh Thú rất Cao Quý.
Khi đứng riêng 1 mình thì Long có tác dụng ngừa tiểu nhân, hóa giải sát khí; còn Phụng thì có tác dụng Chiêu Quý Nhân, kích hoạt sự nghiệp. Khi Long Phụng đứng chung gọi là Long Phụng Trình Tường (Rồng Phượng bày điều lành) có tác dụng kích hoạt tình duyên, đem lại điều may mắn, Hóa Giải tất cả Sát Khí ở nơi đặt nó. Long Phụng Trình Tường có thể làm bằng Ngọc (dạng ngọc bội đeo), bằng gốm sứ cao cấp, bằng đồng.
Khi đứng riêng 1 mình, Long có thể làm bằng nhiều chất liệu, đá thường có, đá quý có, đồng có, vàng có… và cũng có nhiều kiểu dáng Kim Long Như ý, Song Long Hý Châu, Văn Xương Kim Long, Ngọa Long, Thụy Long…
Khi đứng riêng 1 mình thì Phụng thường được dùng trong tranh vẽ nhiều hơn, và nổi tiếng nhất có lẽ là hình tượng Bách Điểu Triều Phụng (100 con chim về chầu chim Phượng Hoàng). Tranh này người ta thường dùng nhất trong Phong Thủy để giúp cho sự nghiệp mình ngày càng nổi tiếng.
Nguồn: Phong Thủy Học