Cách đặt tên cho con và các điểm cần lưu ý về tên người

The Gioi Phong Thuy

Con người khi sinh ra được đặt tên một cách trang trọng.
Từ khi có Tên, người đó mới coi như chính thức bước vào xã hội loài người với sổ bộ ghi chép, với giấy khai sinh và hơn thế nữa với bao hoài bão ước mơ chức đựng trong cái Tên đó.
Cái Tên sẽ theo suốt cuộc đời của người mang nó như luôn soi rọi mọi hành vi mà người đó mang theo, đúng hay không đúng với cái Tên mình đã mang.
(…)

Cách đặt tên cho con   Những điểm cần lưu ý về tên người

1. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý VỀ TÊN NGƯỜI

1. Về âm thanh

Thường thường, tên của người Việt Nam gồm:

– Hai chữ: Họ và tên : Trần Thành.

 

– Ba chữ: Họ, tên đệm và tên: Lê Văn Hải.

– Bốn chữ: Họ gồm hai chữ và tên gồm tên đệm và tên: Nguyễn Đình Chung Song.

– Năm chữ hay nhiều hơn: Thường là họ tên cả cha mẹ hoặc họ tên thuộc dòng dõi hoàng tộc nhà Nguyễn.

Ví dụ: Phạm Huỳnh Xuân Lan Chi

Công Tằng Tôn Nữ Thị Xuân

Như vậy, các tiếng trong tên của mỗi người đều thuộc thanh bằng hay thanh trắc.

Khi đặt tên, nên tuỳ theo sự hoà hợp của các thanh bằng trắc để âm hưởng hài hoà, đọc nghe êm tai.

– Nếu trường hợp họ tên gồm hai tiếng, không có tên đệm, dễ kết hợp bằng trắc và bổng trầm, ít có trường hợp khó nghe, trúc trắc.

Ví dụ: Trần Quỳnh – Hoàng Kiên (cùng trầm)

Nguyễn Trãi – Phạm Thụ (cùng bổng)

Trường hợp đọc lên nghe trúc trắc, có thể thêm vào một chữ nữa.

Ví dụ: Phạm Tấn Lộc – Trịnh Lệ Thuỷ.

– nếu tên gồm ba tiếng, bốn tiếng trở lên, sự phối âm cần tránh chữ cùng dấu giọng đi liền nhau, nhất là đối với chữ có dấu nặng. Cấu trúc như sau:

bbb – bbt – btb – btt
ttt – ttb – tbt – tbb

Ví dụ: bbb : Trần Văn Trà – Trần Cao Vân – Lê Cao Phan

Bbt : Huỳnh Văn Triệu – Lê Văn Ngọc
…………….

– Đối với tên gồm bốn tiếng trở lên, cách đặt tên cũng giống như thế, chỉ nên lưu ý tránh sự trùng nhiều dấu giọng trong tên, sẽ khó đọc.

2. Về ý nghĩa

Nói chung, cái tên thường mang nội dung cao đẹp về đạo đức, tài năng, phú quý, hạnh phúc. Do đó, nên tránh một số từ ngữ có ý nghĩa không phù hợp với các nội dung trên.

Một số từ Hán – Việt nên tránh khi đặt tên:

A: Ẩm

B: Bành, bội, báo, bất, bổ, bạng

C: Cạnh, cốt, cữu, cùng

Đ: Đao, đái, đồ, đổ, đố, đoản

Gi: gian

H: hoả, hổ, hoạ, hung, huỷ, hôn, hoạn, hạ, huyệt, huyết.

K: kinh, khô, không, khuynh, khốn

L: lậu, lung, lao

M: mệnh, mộ, mã, ma, mi, mô

N: noãn, nô, nê, nặc, ngưu

O: oán

Ô: Ô, Ốc

Ph: phá, phản, phật, phất

Qu: quỷ

S: sa, sà, sài, sất, sàng, súc

T: tán, tàng, tật, tì, tiêu, tranh, thánh, thằng, thai, thải, thôi, thần, thực, thác, tử

V: vô, vong, vật

X: xảo, xà

3. Về tính cách

Ngoài các nội dung ý nghĩa trên, cũng cần tránh một số điểm về tính cách.

(1) Tính hoả khí: Tên đọc lên thấy bừng bừng sức nóng, hoả khí mãnh liệt.

Ví dụ: Phạm Mãnh Liệt – Trần Hào Khí

Trịnh Quyết Tử – Lê Ái Tử – Dương Cảm Tử

(2) Tính đại ngôn: Tên nêu lên một sự việc quá mức bình thường.

Ví dụ: Tạ Đại Chí – Trần Bất Tử – Lâm Đại Tiên

Dương Thánh Nhân – Nguyễn Hiền Thần

Phạm Vô Uý…

(3) Tính quá thật, đến thô thiển:

Ví dụ: Lê Chân Thật – Nguyễn Mỹ Mãn

(4) Tính vô nghĩa: Tên chẳng mang một ý nghĩa đặc sắc nào, gần như ghép từ.

Ví dụ: Lê Khắc Sinh Nhật – Hoàng Kỷ Niệm – Lâm Hoàng Hôn

Nguồn: Phong Thủy Tổng Hợp.

Một cái tên đi theo cả một đời người, ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai về sau, rất quan trọng. Do đó để được chuyên gia phong thủy Mr.Thắng (chú Thắng, chủ biên Blog Phong Thủy) tư vấn đặt tên chi tiết cho đứa con thân yêu của bạn có 3 cách sau đây:

1 – Đặt câu hỏi tại chuyên mục Tư Vấn Online, chờ được duyệt đăng và trả lời theo thứ tự, hiện có hơn 5.000 câu hỏi đã được giải đáp -> Hoàn toàn miễn phí (được đề nghị)

2 – Gửi câu hỏi qua địa chỉ mail blogphongthuy@gmail.com, trong vòng 24 giờ sẽ nhận được sự tư vấn chi tiết, cần cho những bạn nào gấp -> Phí dịch vụ là 450 ngàn đồng/mail

3 – Tới văn phòng chú Thắng để nhận được sự tư vấn trực tiếp tại 68 Lê Thị Riêng, Bến Thành, Q.1, Tp.HCM, gọi 028 2214 6568 để hẹn trước -> Phí dịch vụ là 500 ngàn đồng/lần

The Gioi Phong Thuy

Hotline 24H Facebook Messenger