Ý nghĩa cây trầu bà trong phong thủy và cách chăm sóc

The Gioi Phong Thuy

Về ý nghĩ phong thủy, trồng trong nhà sẽ mang đến sự may mắn, bình yên, thuận lợi trong con đường học tập và công danh… cho gia chủ. Ngoài ra, cây có khả năng hút nhiều loại chất độc, khí thải khác nhau như khói thuốc, xăng xe, bức xạ các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, các khí benzen,… Không chỉ như vậy, còn là một vị thuốc giúp hỗ trợ chữa bệnh thận. Bài thuốc này được sử dụng khá nhiều trong y học cổ truyền bởi tính an toàn, hiệu quả mà cây đem lại.

Cách trồng trầu bà làm cây phong thủy trong phòng làm việc & gia đình

Cây trầu bà rất dễ sống, có tốc độ phát triển và sinh trưởng nhanh. Cây là loại hút nhiều nước và có thể trồng thủy sinh. Đất trồng cây trầu bà thường dùng loại xốp, thoáng khí nhưng giữ được ẩm. Trong đất nên trộn nhiều xơ dừa, trấu, tro, than củi, phân chuồng hoai mục, nhưng với đất vườn, đất thịt cây cũng vẫn có thể sống được.

cay-trau-ba-phong-thuy-2

Nếu cây trầu bà để ngoài trời có thể một ngày tưới nước 1 lần vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn, còn để trong nhà 1 tuần tưới 2 lần mỗi lần đủ ẩm đất là được. Khi trồng trầu bà thủy sinh thì chỉ khi nào cạn nước bạn đổ thêm nước vào là được. Gia chủ nên để nước trong, nếu đục thì nên thay toàn bộ nước và loại bỏ rễ bị hư. Trong trường hợp rễ mọc nhiều thì bạn có thể tỉa bớt hoặc chuyển sang bình lớn hơn.

Trầu bà thuộc loại cây ưa bóng râm, thích ánh nắng nhẹ buổi sáng và buổi chiều muộn. Thậm chí chỉ cần ánh sáng điện huỳnh quang là cây có thể phát triển tốt, nếu bạn để ngoài trời nên dùng lưới che đi 70% ánh nắng, không lá cây sẽ bị cháy nắng. Cây không cần nhiều dinh dưỡng nên không cần sử dụng nhiều phân bón. Thỉnh thoảng có thể hòa tan một số loại phân bón lá rồi tưới cho cây. Cây có thể được nhân giống bằng cách cắt cành và giâm xuống đất.

The Gioi Phong Thuy

Hotline 24H Facebook Messenger