Nguyên tắc thiết kế cầu thang rước vận may cho nhà ở

The Gioi Phong Thuy

hợp phong thủy không những tạo sự thuận tiện cho quá trình sinh hoạt của các thành viên mà còn giúp đón , tài lộc vào nhà.

Cầu thang là một trong những chi tiết thiết kế rất quan trọng đối với kiến trúc nhà tầng, là không gian giao thông theo chiều đứng để tới các tầng trong nhà. Thiết kế cầu thang hợp phong thủy không những tạo sự thuận tiện cho quá trình sinh hoạt của các thành viên mà còn giúp đón may mắn, tài lộc vào nhà.

Chính vì thế, nếu muốn thiết kế cầu thang hợp phong thủy, gia chủ cần chú ý những nguyên tắc phong thủy cơ bản về hướng, vị trí, số bậc cầu thang… nhằm mang lại vượng khí cho gia đình.

1. Vị trí đặt cầu thang hợp phong thủy

Tương tự như phong thủy cửa chính, , phòng bếp, nếu bạn đặt cầu thang ở vị trí không tốt sẽ tác động tiêu cực tới sức khỏe và tài vận của các thành viên trong nhà.

Cầu thang bố trí ngay giữa nhà ở được xem là vị trí xấu nhất về mặt phong thủy. Lý do là, khí trường tại cầu thang luôn chuyển động, nó sẽ rút cạn năng lượng trung tâm – “trái tim của mọi không gian”. Về lâu dài điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới năng lượng của các thành viên gia đình. Mặt khác, vị trí trung tâm căn nhà theo phong thủy được gọi là “mắt huyệt”, nơi ngưng tụ khí của cả gia đình, là linh hồn của cả ngôi nhà. Do đó, nếu đặt cầu thang ở đây sẽ chắn mất “mắt huyệt” vừa làm lãng phí vị trí tốt trong phong thủy vừa khiến chủ nhân gặp xui xẻo.

Cầu thang đặt hướng về phía cửa sẽ khiến gia chủ hao tài tốn của. Nếu đặt cầu thang đối diện với cửa chính ra vào nhà thì càng xấu. Bởi lẽ, nếu năng lượng của những bậc thang lên xuống thẳng hàng với năng lượng vào nhà từ cửa chính thì vô hình chung sẽ khiến nguồn năng lượng của gia đình đầy vội vã, bất ổn. Điều này không hề tốt cho sức khỏe và tài vận của những người sống trong nhà.

2. hợp phong thủy

Thông thường, cầu thang luôn đi lên từ hướng tốt của gia chủ. Đồng thời, vị trí đặt cầu thang phải thoáng đãng, sinh khí dồi dào, đặt dựa vào tường là tốt nhất. Theo phong thủy, cầu thang nên bố trí vào các cung Dương Quý nhân, Âm Quý nhân, Thiên lộc, Thiên mã. Tuyệt đối tránh đặt chi tiết thiết kế này ở các cung có Đại sát, Thiên hình.

Cầu thang được ví như khúc ruột trong cơ thể người, do đó bạn nên tránh làm cầu thang đứt đoạn. Chẳng hạn như, nếu tại tầng 1 cầu thang đặt ở đầu hành lang, khi lên tầng 2 – 3 thì đặt ở vị trí khác hoặc cuối hành lang. Theo đó, khí trường sẽ bị đứt đoạn, không hề tốt trong phong thủy nhà ở.

Cầu thang theo 1 trong 3 hướng: Hướng Đông Nam (đại diện cho tài lộc), hướng Đông (sức khỏe) và hướng Tây Nam (tình duyên). Dù chọn đặt cầu thang ở hướng nào thì bạn cũng phải hiểu rõ cách để gắn kết năng lượng của cầu thang. Chẳng hạn, nếu thiết kế cầu thang ở hướng Đông, gia chủ nên nhấn mạnh yếu tố Mộc và tránh yếu tố Kim… Điều này đòi hỏi bạn phải hiểu rõ về mối tương quan trong ngũ hành phong thủy.

Trên thực tế, đôi khi do không biết hoặc vì gia chủ mua nhà xây sẵn nên cầu thang phạm vào những cấm kỵ nói trên. Tuy nhiên, dù rơi vào trường hợp này bạn cũng không cần quá lo lắng bởi vẫn có thể hóa giải bằng những mẹo rất đơn giản.

Ví dụ, nếu cầu thang hướng ra cửa chính hoặc đối diện cửa chính thì gia chủ nên đặt một bức bình phong ngay giữa cầu thang và cửa. Bên cạnh đó, bạn đặt thêm những vật phẩm phong thủy ngụ ý cát tường hoặc treo xâu tiền may mắn trước cửa để hóa giải. Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt chậu cây xanh hai bên cửa nhằm giảm thiểu bớt tình trạng hao hụt tiền của. Nhiều gia chủ còn sử dụng thêm đèn hoặc chuông gió để điều tiết các khí vào nhà, hóa giải sát khí.

2. Thông số kỹ thuật với cầu thang nhà ở

Thiết kế cầu thang nhà ở cần tuân theo những thống số kỹ thuật nhất định nhằm đảm bảo tính tiện dụng cũng như sự hợp lý về mặt phong thủy.

cauthang3-3493
Số bậc cầu thang hợp phong thủy theo quy tắc Sinh – lão – bệnh – tử

Một là, chiều rộng của bản thang: Hiện nay, cầu thang thường rộng từ 0,8m đến khoảng 1,2m hoặc 1,5m.

Hai là, độ dốc của cầu thang: Thông thường, độ dốc của cầu thang phụ thuộc vào chiều cao ngôi nhà, quyết định bởi tỷ lệ chiều cao và chiều rộng của bậc thang, tính theo công thức 2h + b = 600mm (trong đó h: chiều cao bậc thang; b: chiều rộng bậc thang). Đối với nhà ở, độ cao của bậc thang phổ biến từ 150 – 180mm, ứng với chiều rộng từ 250 – 300mm.

Ba là, kích thước của chiếu nghỉ: Nguyên tắc là chiều rộng của chiếu nghỉ không được nhỏ hơn chiều rộng của thân thang và phải thuận tiện trong di chuyển.

Bốn là, chiều cao của lan can: Chiều cao tiêu chuẩn của lan can từ mặt bậc lên tay vịn là 900mm và không được thấp hơn 80mm.

Năm là, số bậc cầu thang: Trong thiết kế, xây dựng của người phương Đông, số bậc của mỗi tầng và của toàn cầu thang sẽ tính theo quy tắc Sinh – lão – bệnh – tử. Cụ thể, số bậc thang tính từ bậc thứ nhất đến kết thúc phải rơi vào cung “sinh”, có vậy gia chủ mới luôn được bình an và gặp nhiều may mắn. Còn nếu bậc thang cuối rơi vào “bệnh” hoặc “tử” thì đây là điềm rất xấu cho sức khỏe lẫn tiền tài của chủ nhân.

Nếu cầu thang có chiếu nghỉ thì chiếu nghỉ cũng được tính như một bậc thang bình thường. Số bậc cầu thang mỗi tầng phải chia hết cho 4 và dư 1. Do đó, khi tính bậc cầu thang bạn nên nhớ công thức 4n + 1 = số bậc.

3. Những kiểu cầu thang không hợp phong thủy

Chúng ta đều biết cầu thang giúp kết nối các tầng nhà, mang lại ánh sáng cũng như gắn kết các thành viên trong gia đình. Thế nhưng, nếu bạn lựa chọn những hình dáng cầu thang không phù hợp sẽ mang lại điềm xấu cho cả nhà. Do vậy, bạn nên tránh xa các mẫu cầu thang sau:

Cầu thang xoắn ốc về mặt mỹ quan rất đẹp và độc đáo song lại không tốt về mặt phong thủy. Lý do là, khi di chuyển lên cầu thang, dương khí sẽ bị bẻ gãy, không còn đi theo một đường thẳng thông suốt, thay vào đó sẽ uốn lượn theo độ cong và xoắn của thang. Điều này sẽ tác động tiêu cực đến cảm xúc, sức khỏe của các thành viên sống trong nhà.

Cầu thang hình xương cá sẽ tạo nên những điểm hở ở phần xương sống của bậc thang, không tốt theo phong thủy. Bởi vì kiểu cầu thang này sẽ gây suy khí, tạo hiệu ứng xung – sát cho lườn xương sống của cầu thang. Người sống trong nhà có thiết kế cầu thang này dễ bị các bệnh về tim mạch, thần kinh…

Kiểu cầu thang để trống cả hai bên khá phổ biến trong kiến trúc hiện đại bởi tính thẩm mỹ, tiện dụng và thời thượng. Tuy vậy, về mặt phong thủy, mẫu cầu thang này sẽ làm suy thoái dương khí, người sống trong nhà dễ bị bệnh, đặc biệt là về tim mạch.

Kiểu cầu thang bị bịt kín bởi tường hai bên cũng không được khuyến khích sử dụng. Bởi vì nó tạo nên hình dáng như hang hốc, bí bức, âm khí nặng nề, không tốt cho tinh thần của gia chủ.

Ngoài ra, bạn cũng nên tránh thiết kế kiểu cầu thang phá cách cho nhà ở. Cầu thang phá cách sẽ không tuân theo một nguyên tắc nào, có thể lệch trái, lệch phải, kích thước các bậc khác nhau. Trong khi đó, yếu tố độ rộng, số lượng bậc thang rất quan trọng trong thiết kế cầu thang, nếu phá vỡ điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến phong thủy.
4. Cách bố trí cầu thang hợp phong thủy

Lối lên các tầng nhà sẽ bớt đơn điệu, nhàm chán nếu gia chủ biết cách trang trí hợp lý. Ngoài cây xanh, tranh treo cầu thang được hầu hết các gia đình lựa chọn.

Phong thủy học quan niệm rằng, cầu thang cũng như đường đi lại trong nhà, thuộc không gian động, dòng người đi lại tượng trưng cho dòng nước chảy. Do đó, tranh treo cầu thang, hành lang có tác dụng tụ tài khí. Đồng thời, bạn nên chọn loại tranh nhẹ nhàng, thanh thoát, cầu phú quý, tài lộc.

Ví dụ, bạn có thể treo những bức tranh trang trí cảnh đẹp, ý nghĩa phối hợp với đèn trang trí ánh sáng dịu sẽ tạo nên hiệu ứng nghệ thuật khá ấn tượng. Mặt khác, gia chủ cũng có thể treo tranh nhân vật cùng một phong cách, kích thước và kiểu khung tạo sự sinh động cho khu vực cầu thang.

The Gioi Phong Thuy

Hotline 24H Facebook Messenger