Trưng bắp cải phong thủy để cầu may mắn, cầu tài lộc
Có rất nhiều truyền thuyết về cây bắp cải này, nổi tiếng nhất là câu chuyện đứa con có hiếu xuống Long cung cứu mẹ. Người Hoa kể rằng, ngày xưa, có hai mẹ con nghèo khổ sống nương tựa vào nhau. Người mẹ tuổi già sức yếu, làm lụng vất vả, cuối cùng ngã bệnh. Người con lo lắng chạy vạy khắp nơi tìm thầy thuốc cứu mẹ, nhưng bệnh tình vẫn không đỡ hơn chút nào.
Ở cửa hàng phong thủy nào, người ta cũng dễ dàng bắt gặp những cây bắp cải xanh ngọc – tượng trưng cho điềm lành, chiêu tài phát lộc…
Bắp cải tiếng Hán đọc là “bạch thái”, hài âm với “bách tài”, nghĩa là muôn vàn tài lộc. Có lẽ vì vậy mà cây bắp cải được trưng bày trong nhà để cầu may mắn, cầu tài lộc.
Có rất nhiều truyền thuyết về cây bắp cải này, nổi tiếng nhất là câu chuyện đứa con có hiếu xuống Long cung cứu mẹ. Người Hoa kể rằng, ngày xưa, có hai mẹ con nghèo khổ sống nương tựa vào nhau. Người mẹ tuổi già sức yếu, làm lụng vất vả, cuối cùng ngã bệnh. Người con lo lắng chạy vạy khắp nơi tìm thầy thuốc cứu mẹ, nhưng bệnh tình vẫn không đỡ hơn chút nào.
Một đêm, người con nằm mơ gặp một ông tiên râu tóc bạc phơ. Ông tiên thương cậu bé hiếu thuận, bèn mách cho cậu cách xuống Long cung tìm một cây bắp cải ngọc bích thần kỳ, ở đó có bốn con rồng đỏ canh giữ. Cứ thành thật hỏi xin rồng một lá bắp cải là được, nhưng chỉ xin một lá thôi, tuyệt đối không được sinh lòng tham. Cậu bé tỉnh dậy, bèn làm theo lời ông tiên dặn. Rồng cảm động trước tấm lòng của cậu bé, bèn ngắt một lá cải giao cho cậu. Có lá cải, bệnh tình của người mẹ lập tức khá hẳn lên, chỉ vài ngày sau liền khỏi hẳn.
Chuyện lạ hiếm thấy, chẳng mấy chốc đã lan truyền đến tai nhà vua. Đúng lúc này, thái hậu lại đang bị bệnh nặng, bao nhiêu thái y đến xem bệnh rồi mà vẫn không có cách nào chữa cho thái hậu được. Nhà vua nghe chuyện cậu bé, bèn cho vời cậu đến. Cậu bé bèn dâng lá bắp cải lên. Thái hậu vừa ngậm lá cải trong miệng, bệnh tình lập tức khỏi hẳn. Nhà vua mừng rỡ, thưởng cho cậu bé rất nhiều vàng bạc châu báu, còn phong cho cậu làm “Tiến bảo trạng nguyên”. Từ đó, người ta tạc bắp cải bằng ngọc bích bày trong nhà để mong chiêu tài phát lộc, đồng thời cũng để cầu điềm lành.
Ở Việt Nam, nhiều người quan niệm hình dạng bắp cải trông như chiếc túi Càn khôn đựng tiền tài, của cải. Khi tiền đã vào trong túi rồi thì sẽ sinh sôi nảy nở, “cuồn cuộn” không ngừng, giống như những phiến lá cải xoăn tít nõn nà tràn đầy sức sống.
Nhưng dù ở Trung Quốc hay Việt Nam, thì hình dạng và màu sắc của bắp cải phong thủy luôn gợi lên những điều tốt lành nhất, rất thích hợp để bày trong nhà, cầu tài lộc và may mắn cho các thành viên trong gia đình. Phần cuống bắp cải màu trắng nõn thuần khiết, biểu tượng cho sự trong sạch, đứng đắn, lá cải màu xanh non tượng trưng cho sự thanh liêm, đức độ, có liêm khiết, có đức độ thì mới thăng quan phát tài. Các phiến lá cải bao chặt vào nhau, lá xoăn mơn mởn ngụ ý tiền tài cuồn cuộn.
Bắp cải có thể làm từ nhiều chất liệu như bột đá, đá tự nhiên hoặc ngọc đá quý. Nhưng tốt nhất là nên sử dụng bắp cải tạc từ ngọc. Theo phong thủy, ngọc thường hội tụ năm đức tính cơ bản của con người: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Do đó, bắp cải phong thủy được làm từ các loại ngọc, đá quý sẽ nhanh chóng kích hoạt được nhiều vận may đến cho gia đình.
Không như Tỳ Hưu tuy phú quý nhưng hung mãnh, khi sử dụng cần nhiều kiêng kỵ và cẩn trọng, bắp cải là vật phẩm phong thủy khá “lành”. Bản thân bắp cải tượng trưng cho sự trong sáng, đức độ, như vậy, đường tài vận mới bền lâu được.